Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chiều ngày 27/9 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư số 19/2010/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
Việc cấp tín dụng từ nguốn vốn huy động không được vượt quá tỷ lệ 80% đối với ngân hàng |
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu ý kiến của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tình hình thực tế, lộ trình tăng vốn pháp định của các tổ chức tín dụng và chủ trương của Chính phủ về hạ lãi suất để sửa đổi, bổ sung ngay một số nội dung quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN sắp có hiệu lực vào ngày 1/10 tới đây.
Theo Thông tư 19, đáng chú ý là việc sửa đổi Điều 18 của Thông tư 13 về tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động. Theo đó, tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả và các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác quy định tại Thông tư này.
Việc cấp tín dụng từ nguốn vốn huy động không được vượt quá các tỷ lệ quy định như sau: Đối với ngân hàng là 80%; đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 85%.
Trong Thông tư 13, quy định nguồn vốn huy động sử dụng để cho vay không bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế, Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm Xã hội và các tổ chức khác.
Điều này đã gây phản ứng từ Hiệp hội các Ngân hàng (VNBA) vì cho rằng tiền gửi không kỳ hạn của những đối tượng trên thường chiếm tỷ lệ từ 15% - 20% trong tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao.
Ngoài tỷ lệ 20% của nguồn vốn huy động không được sử dụng để cho vay theo công thức trên, thì còn khoảng 15% tiền gửi không kỳ hạn kể trên không được sử dụng để cho vay. Như thế, phần nguồn vốn để đảm bảo khả năng thanh toán lên tới 35% trên tổng nguồn vốn huy động là quá cao, không hợp lý. Ngoài ra, cũng có nhiều ý kiến cho rằng cần bổ sung thêm khoản mục vay các tổ chức tín dụng trong nước vào nguồn vốn huy động.
Nay theo Thông tư 19, Khoản 3, Điều 18 của Thông tư số 13 được sửa đổi tương đối phù hợp với những kiến nghị trên.
Cụ thể, quy định lại nguồn vốn huy động, bao gồm: Tiền gửi của cá nhân dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn; Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức, bao gồm cả tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng khác và chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 25% tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng), kỳ hạn 3 tháng trở lên (trừ tiền vay của tổ chức tín dụng khác trong nước để bù đắp thiếu hụt tạm thời đối với các tỷ lệ về khả năng chi trả theo quy định tại Khoản 1, Điều 14 Thông tư 13) và tiền vay của tổ chức tín dụng nước ngoài; Vốn huy động từ tổ chức, cá nhân dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá” .
Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 có hiệu lực kể từ ngày 1/10/2010.
(Theo Huy Thắng // Tin Chính phủ)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com