Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Huy động và cho vay ngoại tệ ngược chiều nhau

 
 

Lượng tiền gửi và cho vay bằng ngoại tệ đang có diễn biến ngược chiều nhau. Ảnh: Lê Toàn

Tổng mức tiền gửi và cho vay bằng ngoại tệ của các ngân hàng trên địa bàn thành phố vẫn đang diễn biến ngược chiều với nhau.

 


Theo số liệu chính thức từ Cục thống kê TPHCM, tính đến đầu tháng 4, vốn huy động của các ngân hàng đạt gần 629.153 tỉ đồng, tăng 7,5% so đầu năm. Trong đó, vốn huy động bằng ngoại tệ (chủ yếu là đô la Mỹ) tăng 6,8% so đầu năm.


Tổng mức cho vay của các tổ chức tín dụng đạt hơn 522.124 tỉ đồng, tăng 3,9% so đầu năm nhưng dư nợ bằng ngoại tệ đạt 132.471 tỉ đồng, giảm 4,3%, và dư nợ tín dụng bằng đồng Việt Nam tăng 14,9%.


Theo các ngân hàng, việc tăng mạnh tín dụng tiền đồng trong các tháng đầu năm là chuyện dễ hiểu vì vay tiền đồng sẽ được hỗ trợ lãi suất từ Chính phủ, trong khi nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp cũng đã sụt giảm nhiều nên nhu cầu vay ngoại tệ cũng giảm theo. Các ngân hàng thời gian gần đây đã giảm dần lãi suất tiền gửi đô la Mỹ, chỉ còn 2-3%/năm, đồng thời tăng cường thêm nhiều biện pháp khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu vay ngoại tệ để nhập hàng.


Ông Võ Trí Thành, chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho biết tiền vào ngân hàng là tốt vì các định chế tài chính, vốn có quy mô và kỹ năng tốt, được xem là trung gian để chuyển tiền tiết kiệm thành đầu tư. Tuy nhiên, lượng vốn ngoại tệ có vào ngân hàng nhưng lại không được đưa vào đầu tư là điều đáng quan tâm.


* Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, chỉ trong tháng 4, tổng huy động của các tổ chức tín dụng trên cả nước ước tăng 3,74% so cuối tháng trước, trong đó huy động tiền đồng tăng 4,52% và huy động ngoại tệ tăng 1,07%. Dư nợ cho vay toàn hệ thống ngân hàng trong tháng 4 ước tăng 4,86% so với tháng trước, trong đó dư nợ bằng tiền đồng tăng 5,81% và bằng ngoại tệ chỉ tăng 0,65%

(Theo TBKTSG Online)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!