Ngân hàng Nhà nước nới mạnh biên độ tỷ giá giữa VND với USD. Đây là lần thứ tư kể từ trong năm 2008. Nhưng, khác với những lần trước, lần điều chỉnh này khá bất ngờ với thị trường, cả ở thời điểm và mức độ. Nguyên nhân và ảnh hưởng của việc nới biên độ đang được đặt ra nhiều câu hỏi!
Thời điểm tốt nới biên độ!
Theo Ngân hàng Nhà nước, việc điều chỉnh này sẽ tạo cho nền kinh tế một sự linh hoạt hơn và là một bước mạnh dạn hơn của Ngân hàng Nhà nước. Nhà điều hành lý giải rằng cơ sở chính là kinh tế vĩ mô quý I thuận lợi (lạm phát được kiểm soát, cán cân thương mại thặng dư…).
Điều này cũng cho thấy Ngân hàng Nhà nước đã có những bước đi chủ động hơn với các chính sách, gây tâm lý tốt và tạo được lòng tin ngày một lớn hơn về các quyết định chính sách. Ngoài ra, nó cũng giảm được tình trạng “đô la hoá” do tâm lý thích gom giữ USD để giữ giá. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, việc điều chỉnh biên độ tỷ giá có thể góp phần thúc đẩy họ đầu tư và tham gia vào thị trường chứng khoán mạnh mẽ hơn, giúp giảm bớt tâm lý “ôm đô” chờ điều chỉnh tỷ giá của các nhà đầu tư nước ngoài. Một tác động nữa có thể tính đến là việc phát hành trái phiếu ngoại tệ của Chính phủ gần đây có thể được lợi từ yếu tố lãi suất.
Trong bản thảo luận chính sách của Harvard vừa trình Chính phủ nhận định, VND đã trở nên quá mạnh. Tỷ giá thực của VND vào thời điểm tháng 9/2008 đã cao hơn mức của tháng 1/2000 là 20% và cao hơn mức của tháng 1/2004 tới 33%. Và xu hướng tăng tỷ giá thực của VND vẫn được duy trì trong 3 tháng cuối năm 2008. Đó cũng là áp lực để Việt Nam cần từng bước giảm giá VND như khuyến nghị đưa ra.
Vẫn còn lo ngại?
Khi nới rộng thêm, có một tham chiếu nhiều lo ngại khác cần xét đến, bên cạnh tác động từ giá hàng nhập khẩu tăng lên đối với lạm phát, là rủi ro tỷ giá. Trong suốt một thời gian dài, đầu những năm 2000 đến 2007, mức tăng của tỷ giá USD/VND chỉ xoay quanh 1%. Nhưng năm 2008, tỷ lệ đó đột ngột lên 9% và đã phản ánh những cú sốc trong báo cáo giải trình kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Và nay, biên độ đã là +/-5%, là môi trường cho những thay đổi lớn hơn.
Theo TS Nguyễn Đức Thành, việc giảm giá tiền đồng có lẽ sẽ ảnh hưởng tới khu vực sản xuất với một độ trễ nhất định, và tác động sẽ là phức tạp. Các nhà xuất khẩu có thể cảm thấy dễ chịu hơn một chút vì giá xuất khẩu giảm đi một phần, nhưng các nhà nhập khẩu và các đơn vị có dư nợ nước ngoài lớn (kể cả Chính phủ) sẽ bất lợi.
Ảnh hưởng ngắn hạn xuất hiện sẽ rõ ràng nhất trên thị trường tiền tệ. Về nguyên tắc, thay đổi về tỷ giá theo thời gian tạo nên sự chênh lệch về lãi suất giữa hai đồng tiền. Nếu quả thực có một mức tỷ giá cân bằng mà đa số mọi người kỳ vọng, chẳng hạn như mức 18.500 VND sau một quãng thời gian nhất định, ví dụ một năm, thì việc tỷ giá hiện tại càng tiến gần về mức đó bao nhiêu, càng có tác dụng kéo khoảng cách giữa hai mức lãi suất hiện tại của VND và USD lại gần nhau bấy nhiêu. Chính vì vậy, phản ứng trước sự nới rộng biên độ tỷ giá thêm 2%, mức lãi suất giữa hai đồng tiền sẽ có khuynh hướng thay đổi: hoặc lãi suất USD điều chỉnh tăng, hoặc lãi suất VND giảm!
( Theo Diễn đàn doanh nghiệp )
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com