Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các tập đoàn đã góp phần đưa đất nước thoát suy thoái

Những chỉ số cơ bản về tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận cho thấy các tập đoàn đóng vai trò quan trọng trong việc đưa đất nước sớm vượt qua tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu.

Tại Hội nghị triển khai kế hoạch, nhiệm vụ toàn khối tập đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2011 diễn ra hôm qua (15.2), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đánh giá như vậy.

Theo báo cáo của 21 tập đoàn, tổng công ty 91 cho thấy, hiện tại, tổng vốn chủ sở hữu toàn khối đạt 540.701 tỷ đồng, tăng 11,75% so với 2009. Về cơ bản, đến nay các tập đoàn, tổng công ty đều có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu nằm trong giới hạn cho phép. Có 20/21 tập đoàn, tổng công ty làm ăn có lãi, tổng lợi nhuận trước thuế ước đạt 70.778 tỷ đồng. Tổng nộp ngân sách ước đạt 173.549 tỷ đồng, tăng 31% so với thực hiện năm 2009.

Năm 2011, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho toàn khối: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư để đạt mức tăng trưởng bình quân 15%. Để thực hiện kế hoạch, Thủ tướng đề nghị các tập đoàn, tổng công ty xây dựng các kế hoạch và triển khai một cách sát sao, đồng thời quyết liệt, nỗ lực thực hiện các giải pháp đẩy mạnh đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Trong đó, đặc biệt lưu ý 4 vấn đề: Đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án đang thi công, sớm khởi công, hoàn thành các dự án trọng điểm, đặc biệt là các dự án hạ tầng. Thứ hai là chú trọng xây dựng kế hoạch sắp xếp đổi mới theo hướng cổ phần hóa, giảm số lượng doanh nghiệp nhà nước có cổ phần chi phối; rà soát ngành nghề kinh doanh, điều chỉnh để tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan.

Thứ ba, các tập đoàn, tổng công ty 91 tập trung xây dựng điều lệ, cơ chế quản lý, tổ chức, quản trị nội bộ; tăng cường công tác kiểm soát nội bộ cả về bộ máy thực hiện và cơ chế làm việc, nhất là kiểm soát rủi ro tài chính để kịp thời có biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro và điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho phù hợp.

Nhiệm vụ quan trọng thứ 4 mà Thủ tướng giao cho các “cú đấm thép” của nền kinh tế là thực hiện có hiệu quả lộ trình điều chỉnh giá, kiềm chế lạm phát theo chỉ đạo của Chính phủ. Theo đó, các tập đoàn, tổng công ty cần đặc biệt chú trọng các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ các chi phí đầu vào, tổ chức sản xuất kinh doanh hợp lý để giảm giá thành sản phẩm, chủ động hơn trong khai thác thị trường.

(Dân Việt)

  • Tránh gây “sốc” cho nền kinh tế
  • Việt Nam: Lạm phát gia tăng
  • CPI tháng 2 có thể tăng 1,8-2%?
  • TS. Nguyễn Minh Phong: Thử "Gia Cát Dự" giá cả năm 2011
  • Kinh tế Việt Nam: Ẩn số năm 2011
  • Hiến kế cho gạo Việt Nam
  • Cách nào Việt Nam thành nước có thu nhập cao?
  • Cục Quản lý Giá: CPI tháng 2 có thể tăng từ 1,8-2%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi