Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Nội: Nhiều dấu hiệu tích cực sau 2 năm mở rộng

Sau 2 năm hợp nhất, kinh tế Thủ đô tiếp tục phát triển, ngăn chặn được lạm phát và luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá

UBND Thành phố Hà Nội vừa có báo cáo gửi Bộ Nội vụ, Thường trực Thành ủy, HĐND Thành phố về kết quả sau 2 năm điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô.

Theo báo cáo về hình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố sau 2 năm hợp nhất, kinh tế Thủ đô tiếp tục phát triển, ngăn chặn được lạm phát và luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực.

Cụ thể, tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm 2008 tăng 10,62% so với năm 2007, trong đó giá trị tăng thêm công nghiệp mở rộng tăng 11,7%, dịch vụ tăng 10,78%, nông - lâm - thủy - sản tăng 2,68%. Năm 2009, GDP của Thủ đô tăng 6,67% so với năm 2008, trong đó dịch vụ 7,4%, công nghiệp - xây dựng 6,9%, nông - lâm - thủy - sản 0,1%. Trong 6 tháng đầu năm 2010, GDP tiếp tục tăng 10,1%. Mức tăng trưởng này được đánh giá là khá so với mặt bằng chung cả nước.

Đến cuối năm 2009, trong cơ cấu kinh tế của Hà Nội, tỷ trọng ngành dịch vụ đạt 52,3%, công nghiệp đạt 41,4% và nông nghiệp giảm xuống còn 6,3%. Thu ngân sách trên địa bàn đạt kết quả tốt, năm sau cao hơn năm trước: Năm 2008 đạt 68.577 tỷ đồng, tăng 13,9% dự toán năm; năm 2009 đạt 73.520 tỷ đồng, tăng 4,75 dự toán Chính phủ giao; 6 tháng đầu năm 2010 đạt 46.782 tỷ đồng, đạt 52,7% dự toán năm.

Thành phố cũng đang tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đảm bảo tốt công tác an sinh xã hội và chăm lo đời sống nhân dân. Sau khi hợp nhất, hạ tầng nông thôn, nhất là giao thông nông thôn, điện, nước sạch được quan tâm đầu tư. Các đường liên xã được chú ý nâng cấp, đường liên thôn và đường làng phần lớn đã được bê tông hóa.

Thành phố cũng đã hỗ trợ người nghèo xóa gần 4.000 nhà tạm, tranh, tre trong năm 2009, duyệt cấp 27.442 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo theo chuẩn mới của Thành phố, hỗ trợ cho 22.262 hộ thoát nghèo (đạt 100% kế hoạch). Năm 2010 Thành phố tiếp tục hỗ trợ xóa 3.257 nhà tạm, xuống cấp, đến nay đã hoàn thành 1.079 căn, đang xây dựng 1.566 căn và chuẩn bị khởi công 612 căn.

Bên cạnh đó, công tác cải cách thủ tục hành chính kết hợp với thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ công dân, doanh nghiệp khi đến giao dịch với các cơ quan quản lý nhà nước.

Hiện, Thành phố đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành Trung ương tập trung xây dựng Quy hoạch chung Hà Nội mở rộng và Luật Thủ đô với mục tiêu xây dựng Thủ đô xứng đáng là đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.

(Theo Linh Vân // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Hà Nội ra quy định về mua bán, quản lý nhà xã hội
  • Furama Resoft Đà Nẵng: Tôn vinh người lao động
  • Hợp long hầm Thủ Thiêm
  • TPHCM: Tăng trưởng GDP có thể đạt 12%
  • Giàu lên từ đất
  • Thị xã Bạc Liêu “lên” thành phố
  • Hà Nội sẽ cấm nhiều tuyến đường trong dịp Đại lễ
  • Đà Lạt: Ra mắt liên minh sản xuất chè olong
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi