Số lượng các hóa chất có khả năng biến đổi giới tính trong môi trường ảnh hưởng đến con người và cả động vật hoang dã, các khoa học gia cảnh báo.
Họ cho biết rằng, động vật hoang dã đang bị biến đổi thành giống cái bằng 1 loạt các chất gây ô nhiễm phổ biến do con người tạo ra. Chất ô nhiễm này có đặc tính giống hocmon giới tính nữ oestrogen và được thải ra sông, biển, trái đất và không khí khi rác thải được vứt ra ngoài.
Các hóa chất được tìm thấy trong bao bì thực phẩm, các sản phẩm tẩy rửa, nhựa, rác thải và sơn gây dị dạng các cơ quan sinh dục, làm giảm số lượng tinh trùng và thậm chí biến giống đực thành giống cái.
Nhiều loài như gấu trắng bắc cực, cá, đại bàng trắng, rái cá và cá voi đang hứng chịu các hóa chất này, theo nhóm nghiên cứu môi trường ChemTrust.
Bài báo cáo này chỉ xoay quanh về tác động của các hóa chất có khả năng làm biến đổi giới tính đối với động vật hoang dã.
Nhưng tất cả các động vật có xương sống đều có cơ quan thụ cảm hocmon giới tính giống nhau trong cơ thể.
“Chính vì thế, từ kết quả nghiên cứu ở 1 loài cũng có thể làm sáng tỏ các vấn đề ô nhiễm cho những loài động vật có xương sống khác, bao gồm cả con người”, báo cáo cho biết.
Tác giả chính của cuộc nghiên cứu Gywnne Lyons – cựu cố vấn chính phủ về sự ô nhiễm hóa chất – cho biết: “Hành động cấp thiết đó là kiểm tra các hóa chất làm biến đổi giới tính và có nhiều sáng kiến hơn nữa để giám sát các động vật hoang dã.
“Nếu đợi đến khi các động vật hoang dã bị hủy diệt thì đã quá muộn. Nếu không đủ con đực để phân phối cho các thế hệ sau thì sẽ là mối đe dọa thực sự cho các quần thể động vật trong thời gian dài.
Một vài cuộc nghiên cứu đã chứng minh rằng, số lượng tinh trùng ở Phương Tây đã giảm xuống trong vòng 30 năm qua.
Các cuộc nghiên cứu khác cho thấy rằng, số lượng bé nam sinh ra bị dị dạng cơ quan sinh dục tăng lên.
Các cộng đồng bị ô nhiễm nặng các hóa chất làm biến đổi hocmon ở Nga, Canada và Ý đã sinh ra bé trai nhiều gấp đôi bé gái.
Báo cáo của ChemTrusr đã thu hút hơn 250 cuộc nghiên cứu khoa học trên khắp thế giới để nghiên cứu tác động của các hóa chất làm biến đổi hocmon, bao gồm cả hóa chất bisphenol A được dùng trong bao bì của các sản phẩm đóng hộp, chai nhựa và chất trám răng, và hóa chất phthalate được cho vào nhựa như PVC và keo hồ.
Các cá thể đực của các loại động vật có xương sống chủ yếu (bao gồm cả loài cá có nhiều xương, động vật lưỡng cư, bò sát, chim và động vật hữu nhũ) đã bị nhiễm các hóa chất trong môi trường, báo cáo cho biết.
“Tình trạng biến đổi cá thể đực thành cá thể cái ở rất nhiều loài động vât xương sống ngày nay diễn ra rất phổ biến”.
Cá cũng bị tác động bởi các hóa chất làm biến đổi giới tính do con người tạo ra. Trong 1 cuộc nghiên cứu, một nửa cá trống ở vùng đất thấp ở Anh có dấu hiệu bị chuyển đổi thành cá mái.
Một số con cá ratilut trống đã biến đổi giới tính hoàn toàn sau khi tiếp xúc với oestrogen trong các viên thuốc tránh thai được đổ ra nước cống.
Một cuộc nghiên cứu của Trường Đại học Cardiff nhận thấy rằng, bộ não của chim sáo đá trống ở nhà máy nước thải bị biến đổi do ăn côn trùng bị nhiễm các hocmon giống cái.
Cuộc nghiên cứu của Trường Đại học Florida cho thấy rằng, 40% cóc mía đực đã trở thành động vật lưỡng tính – bao gồm cả cơ quan sinh sản đực và cái.
Một nơi khác ở Florida, người ta cũng phát hiện nhiều rùa đực có các đặc tính của giống cái, và nhiều cá sấu đực khi sinh ra đã có các cơ quan sinh dục dị thường.
(Theo Physorg - Sở KHCN Đồng Nai )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com