Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quy định chung - hoàn cảnh riêng

 Cả nước hiện có trên 250 khu chế xuất, khu công nghiệp (KCN) (gọi chung là khu công nghiệp).

Ở các địa phương đã có nhiều KCN như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu… thì vấn đề mở thêm KCN gặp lúng túng do quỹ đất có hạn hoặc do chưa có nhu cầu mở thêm. Như tỉnh Đồng Nai hiện đã có khoảng 30 KCN. Ông Nguyễn Mạnh Văn, Phó Ban Quản lý KCN Đồng Nai, cho biết có KCN được thuê gần như hết chỗ, có KCN còn trống nhiều, tính ra tổng diện tích trong tổng các KCN đã được thuê chiếm khoảng 59%. Hiện tỉnh Đồng Nai cũng chưa có nhu cầu mở thêm KCN vì chưa có thêm nhiều nhà đầu tư để “lấp” đầy.

Trong khi đó, ở các tỉnh khác hiện chỉ có vài ba KCN thì việc mở thêm KCN lại gặp lúng túng vì quy định. Nghị định 29/2008 về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế quy định chỉ được đưa vào quy hoạch và lập thêm KCN khi tổng diện tích các KCN hiện hữu đã được doanh nghiệp thuê trên 60%.

Quy định này có mặt tích cực là nhằm tránh sự lãng phí tài nguyên đất. Nếu lập nhiều KCN quá mà không có nhiều doanh nghiệp thuê đất, để đất trống thì lãng phí đầu tư xây dựng hạ tầng KCN mà hiệu quả sử dụng đất lại không cao.

Tuy nhiên, một chuyên viên về quy hoạch phát triển KCN của một tỉnh cho biết trong một số trường hợp, quy định này trở nên gò bó sự quy hoạch phát triển KCN của địa phương. Cụ thể, khi các KCN hiện hữu của tỉnh chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư để “lấp” 60% diện tích thì không được mở thêm KCN. Trong khi địa phương muốn mở thêm một KCN chuyên ngành như dệt may, da giày để thu hút đầu tư di dời từ các địa phương khác.

Do đó, bên cạnh quy định hiện hành thì cũng cần có thêm quy định khác xem xét cho những trường hợp cá biệt có thể mở thêm KCN dù địa phương không đáp ứng đủ điều kiện chung. Như vậy vừa duy trì được các quy định hợp tình, hợp lý hiện hành mà cũng vừa hợp cho nhiều hoàn cảnh.

(Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh)

  • Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước: Thành quả từ xã hội hóa đầu tư
  • Tách tổ hợp Hóa dầu Long Sơn ra khỏi KCN Long Sơn
  • Phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Cần sự hợp tác đầu tư đồng bộ
  • Xây dựng nhà máy sản xuất nhôm lớn nhất tại Hoà Bình
  • Thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ, Nam Định
  • Hưng Yên xây dựng và phát triển các khu công nghiệp
  • Khu kinh tế Dung Quất: Động lực cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
  • Toàn quốc có 276 khu công nghiệp và khu kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container