Bài viết gợi ý một số cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong giai đoạn khủng hoảng.
Cơ hội gia tăng thị phần
Khủng hoảng không dành riêng cho doanh nghiệp nào. Khủng hoảng tác động tiêu cực cho mình, nhưng cũng gây khó cho cả đối thủ cạnh tranh. Đối thủ càng lớn, khó khăn có thể càng nhiều.
Đây là cơ hội để doanh nghiệp yếu thu hẹp khoảng cách và tìm cách vượt lên doanh nghiệp mạnh. Tựa như việc chạy đua giữa hai xe A và B trên đường. Nếu đường tốt, xe A có tốc độ cao hơn, chắc chắn sẽ ngày càng bỏ xa xe B.
Nhưng khi gặp đoạn đường xấu, nhiều ổ gà, lô cốt, cả hai xe đều phải giảm tốc độ, xe B, vốn bị “lép vế” ở đường trường, có thể dễ dàng bám sát xe A. Và sau chặng đường đầy khó khăn này, xe A có thể trở nên rệu rã, không thể đi nhanh được nữa. Khi đó xe B, vốn gọn nhẹ, càng có cơ hội để vượt lên và bỏ xa đối thủ.
Doanh nghiệp khôn ngoan sẽ tranh thủ giai đoạn khó khăn này để giành lấy thị phần từ đối thủ. Trong khủng hoảng, các doanh nghiệp lớn thường cắt giảm ngân sách tiếp thị, đây là cơ hội “ngàn năm có một” cho doanh nghiệp nhỏ gia tăng thị phần.
Trong thực tế, có doanh nghiệp nhỏ khôn khéo, biết nhân cơ hội này, gắng “gồng mình” lên một chút, triển khai các chương trình marketing nhỏ lẻ, đẩy mạnh các hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng, sẽ dễ dàng giành lấy thị phần từ đối thủ lớn mà trong giai đoạn bình thường rất khó giành được.
Cơ hội xây dựng thương hiệu
Khi chưa có khủng hoảng, các thương hiệu lớn, với ngân sách tiếp thị hùng hậu, thường tung ra các chương trình marketing “bom tấn” để thúc đẩy bán hàng, gia tăng độ nhận biết thương hiệu, đặc biệt là sự nhận biết đầu tiên (top-of-mind awareness).
Các chương trình marketing “bom tấn” ngoài tác dụng hỗ trợ bán hàng, quan trọng hơn, chúng thu hút sự chú ý của khách hàng mới (tăng độ nhận biết) và nhắc nhở khách hàng cũ về sự tồn tại và phát triển không ngừng của thương hiệu.
Chẳng hạn như cách đây vài năm, cứ nói đến nước uống đóng chai, người ta nghĩ ngay đến La Vie; nói đến bột giặt, người ta nghĩ đến Omo, Tide… Độ nhận biết, trong đó có độ nhận biết đầu tiên, là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu, đánh giá sức mạnh của một thương hiệu.
Các thương hiệu nhỏ thường có độ nhận biết rất thấp, một phần do thiếu vắng các chiến dịch truyền thông, phần khác, do bị các thương hiệu lớn lấn át, làm người tiêu dùng không quan tâm, không để ý, hoặc không nhớ đến. Khủng hoảng buộc các thương hiệu lớn bớt “to mồm”, nhờ đó, các thương hiệu nhỏ có thể “lên tiếng” và được nhiều người nghe hơn.
Lợi ích từ việc “lên tiếng” của các thương hiệu nhỏ sẽ cao hơn, trong khi chi phí sẽ thấp hơn. Chính vì thế, các thương hiệu nhỏ nên tranh thủ lúc các “ông lớn” giảm “loa” để lên tiếng “nhẹ nhàng” và gia tăng độ nhận biết, từ đó gia tăng sức mạnh thương hiệu.
Trong môi trường bớt ồn ào, “tiếng nói nhỏ” của các thương hiệu nhỏ sẽ được nhiều người nghe hơn mà không nhất thiết phải “gào thét” cho tốn sức.
Cơ hội thu hút người tài
Khủng hoảng làm gia tăng thất nghiệp. Nhiều công ty lớn, kể cả công ty có vốn đầu tư nước ngoài bị buộc phải cắt giảm nhân sự. Việt kiều từ nước ngoài cũng đang kéo về nước tìm việc làm. Giá của lao động, kể cả quản lý cấp trung, cấp cao đều giảm.
Đây là cơ hội để các công ty Việt Nam “mua” vào, đầu tư cho con người; tương tự như đầu tư, mua máy móc thiết bị giảm giá với chất lượng không giảm trong giai đoạn khủng hoảng.
Cơ hội sàng lọc nhà cung cấp
Không chỉ khách hàng, các nhà cung cấp lớn cũng thường có thói quen “làm eo”. Doanh nghiệp Việt Nam nhiều khi phải phụ thuộc vào nhà cung cấp, nhất là các nhà cung cấp nước ngoài. Chẳng thế mà trong mô hình phân tích năm tác lực của Michael Porter (Porter’s Five Forces), có một áp lực không thể bỏ qua là áp lực từ nhà cung cấp.
Khủng hoảng làm cho các nhà cung cấp bớt “chảnh” và là cơ hội để các doanh nghiệp nhỏ và vừa đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất cho mình. Doanh nghiệp còn có thể đàm phán lại giá cả, chất lượng hàng hóa, điều kiện thanh toán, phương thức giao hàng…
Cơ hội nâng cao chất lượng sản phẩm
Khủng hoảng làm giảm sản lượng sản xuất. Đây là cơ hội để doanh nghiệp có điều kiện “chăm chút” cho chất lượng sản phẩm. Với thời gian và nguồn lực cho phép, doanh nghiệp hoàn toàn có thể xem xét lại quy trình sản xuất, quy trình tiếp nhận nguyên vật liệu đầu vào, quy trình thí nghiệm, nghiệm thu… để kiểm soát và cải tiến chất lượng sản phẩm.
Doanh nghiệp cũng có thể tranh thủ giai đoạn “nhàn rỗi” để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc các tiêu chuẩn khác như ISO 14000, HACCP, GMP… mà vốn từ lâu, doanh nghiệp đã có kế hoạch nhưng chưa triển khai được vì quá bận rộn với việc sản xuất, kinh doanh.
Cơ hội bảo trì, nâng cấp máy móc thiết bị
Sản xuất giảm cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thời gian “khám và chữa bệnh” cho máy móc, thiết bị - vốn thường bị “bóc lột” tối đa trong giai đoạn có nhiều đơn hàng. Các chương trình bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thường bị lờ đi khi doanh nghiệp có quá nhiều đơn hàng phải giải quyết. Hậu quả là máy móc ngày càng kiệt quệ, dẫn đến chất lượng sản phẩm cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Khủng hoảng là cơ hội để doanh nghiệp có thời gian chăm sóc sức khỏe cho máy móc, thiết bị.
Cơ hội chăm sóc sức khỏe doanh nghiệp
Khác với sức mạnh, thể hiện qua doanh số, thị phần, thương hiệu, tiềm lực tài chính..., sức khỏe doanh nghiệp thể hiện qua hệ thống quản lý, nguồn nhân lực và môi trường bên trong doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp mải mê chạy theo doanh số, lợi nhuận, quên mất việc xây dựng nền tảng sức khỏe cho mình. Hệ thống quản lý rời rạc, thiếu tính hệ thống, nguồn nhân lực yếu kém, không theo kịp với sự phát triển của doanh nghiệp, môi trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp có nhiều bất cập, chiến lược kinh doanh được xây dựng tự phát theo cảm tính… khi gặp sự cố dễ làm cho doanh nghiệp bị “đột quỵ”, bất chấp doanh nghiệp đang ở thế lớn mạnh cỡ nào.
Việc “tĩnh tâm” chăm lo cho sức khỏe doanh nghiệp là hết sức cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng. Đây là cơ hội để doanh nghiệp tư duy và đánh giá lại chính mình, từ đó có kế hoạch nâng cấp sức khỏe để đối phó với khủng hoảng trước mắt cũng như tạo nền tảng sức khỏe lâu dài về sau.
Khủng hoảng đương nhiên là nguy cơ. Nhưng trong khủng hoảng cũng có rất nhiều cơ hội. Nắm bắt được cơ hội trong khủng hoảng, doanh nghiệp sẽ làm được nhiều việc hơn, với chi phí thấp hơn so với giai đoạn bình thường.
Khôn khéo trong khó khăn, doanh nghiệp sẽ tạo đà mạnh hơn cho mình khi điều kiện thị trường thuận lợi.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, hơn lúc nào hết các nhà kinh doanh Việt Nam đang phải chiêm nghiệm lại thế nào là giá trị thực để có thể tồn tại và cạnh tranh lâu dài.
Tìm một ông lớn Việt nhằm hạn chế sức ảnh hưởng của “người tình lắm chiêu” Lotte nhưng Bibica vẫn trong tình trạng có thể bị “nuốt chửng” bất cứ lúc nào.
Nhìn lại các quy định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư 2006 mới thấy đã và đang có những lúng túng từ phía cơ quan quản lý nhà nước dẫn đến những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp.
Khi bắt đầu nghiên cứu và phát triển một sản phẩm/dịch vụ hoàn toàn mới, doanh nghiệp nào cũng sẽ phải đương đầu với các rủi ro về tài chính, thị trường hoặc về chất lượng, mẫu mã sản phẩm.... Tuy nhiên, David Apgar, giám đốc quản lý tại Corporate Executive Board, tin rằng những rủi ro đó - chẳng hạn như nguy cơ khiến khách hàng xa lánh các nhãn hiệu của công ty - vẫn có thể được quản lý một cách hiệu quả doanh nghiệp có thể tránh được thất bại đắt giá.
Qua những thuyết thuộc trường phái cổ điển thịnh trị một thời, người ta thấy có những hạn chế từ cách tiếp cận mang tính cơ giới về con người tách rời quan hệ xã hội qua tư tưởng “con người kinh tế”.
Câu hỏi đặt ra ở tiêu đề có thể làm nhiều bạn đọc phải suy nghĩ. Hiển nhiên, đối với nhiều doanh nghiệp ở giai đoạn đầu tiên của sự phát triển, thì sự lớn mạnh là mục đích chính. Và bỗng nhiên rắc rối xuất hiện. Phải làm gì khi công ty phát triển nhưng hiệu quả công việc lại giảm dần. Vấn đề cấp thiết được đặt ra: phải nhanh chóng chuyển kinh doanh từ lĩnh vực “nghệ thuật ngẫu hứng” sang “thủ công chi tiết”. Đây cũng chính là đề tài mà bài viết này muốn đề cập đến.
Các tư tưởng và trường phái quản lý Hoạt động quản lý đã có từ xa xưa khi con người biết lao động theo từng nhóm đòi hỏi có sự tổ chức, điều khiển và phối hợp hành động. Vai trò của nó đã được thể hiện một cách giản dị qua câu nói dân gian “Một người biết lo bằng cả kho người hay làm”. Về sau, Các Mác đã khẳng định: “Mọi lao động xã hội trực tiếp hoặc lao động chung khi thực hiện trên một quy mô tương đối lớn, ở mức độ nhiều hay ít đều cần đến quản lý”; và ông hình dung quản lý giống như công việc của người nhạc trưởng trong một dàn hợp xướng.
Khi suy ngẫm sự thành công hay thất bại của một số nhà kinh doanh tên tuổi, lịch sử thương mại dường như thu hẹp định luật Murphy: “Nếu trong kinh doanh nghiêm túc có cách làm nguy hiểm, người ta sẽ làm theo cách đó”.
Nhà kinh tế học Peter Martin thuộc Tổ chức tư vấn quản lý thiên niên kỷ thứ Ba (Third Millenium Management) đã giới thiệu một Học thuyết quản lý mới mà theo ông đánh giá, sự ngắn gọn, súc tích, và tính hiệu quả của nó hơn hẳn những học thuyết nổi tiếng trước đây. Ông đã ví sự phát kiến ra học thuyết này chẳng khác gì khi loài người tìm ra loại kháng sinh Penicillin.
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.