Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cựu Chủ tịch và Tổng giám đốc Ngân hàng Xây dựng Việt Nam bị bắt

Cùng bị bắt tạm giam với Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh Phạm Công Danh còn có nguyên tổng giám đốc Phan Thành Mai và thành viên Hội đồng quản trị phụ trách tài chính Mai Hữu Khương.

Ông Phạm Công Danh (trái) và Phan Thành Mai (phải)

Ông Phạm Công Danh (trái) và Phan Thành Mai (phải)

Thông tin 3 cán bộ cấp cao của Tập đoàn Thiên Thanh bị bắt loan đi trên thị trường tài chính từ sáng 29/7 nhưng chỉ được Bộ Công an công bố chính thức vào cuối ngày, thông qua thông cáo của Ngân hàng Nhà nước - cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực ngân hàng. Thiên Thanh là tập đoàn có thế mạnh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, đã tham gia góp vốn, tái cơ cấu để cho ra đời Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB).

Cụ thể, căn cước các bị can như sau:

 

1. Họ và tên: Phạm Công Danh, giới tính: Nam

Sinh ngày: 10/10/1965, tại Quảng Ngãi.

Quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: Kinh.

Nghề nghiệp: Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Thiên Thanh.

2. Họ và tên: Phan Thành Mai, Giới tính: Nam.

Sinh ngày: 20/6/1971, tại Nghệ An.

Quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: Kinh.  

Nghề nghiệp: Nguyên thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc.

3. Họ và tên: Mai Hữu Khương, Giới tính: Nam.

Sinh ngày: 19/8/1983, tại thành phố Hồ Chí Minh.

Quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: Kinh.  

Nghề nghiệp: Nguyên thành viên Hội đồng quản trị, phụ trách Tài chính.

Ba nhân vật nói trên đều là những người giữ chức vụ quan trọng tại ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) trước khi bị bắt.

Thông tin từ NHNN cho biết, ngày 28/7/2014, để bảo đảm hoạt động ổn định, an toàn và đúng pháp luật của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam đã có các Quyết định miễn nhiệm các đối tượng trên và đồng thời thống nhất bầu, bổ nhiệm nhân sự thay thế.

VNCB tiền thân là Ngân hàng TMCP Đại Tín (TrustBank), từ năm 2012 cho đến nay, ngân hàng này hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của Tổ Giám sát do NHNN Việt Nam thành lập.

NHNN khẳng định, sự việc trên không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của VNCB.

Ông Phạm Công Danh sinh ngày 10/10/1965 tại Quảng Ngãi, còn ông Phan Thành Mai sinh ngày 20/6/1971 tại Nghệ An. Trong khi đó, ông Mai Hữu Khương sinh ngày 19/8/1983, tại TP HCM.

"Những người có tên nêu trên tham gia Ngân hàng Xây dựng Việt Nam. Ngày 28/7, để bảo đảm hoạt động ổn định, an toàn và đúng pháp luật của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, Hội đồng quản trị Ngân hàng Xây dựng Việt Nam đã có các Quyết định miễn nhiệm các đối tượng trên, đồng thời thống nhất bầu, bổ nhiệm nhân sự thay thế", thông cáo viết.

Trước khi bị bắt, ông Phạm Công Danh là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Xây dựng Việt Nam trong khi ông Phan Thành Mai là Tổng giám đốc.

Từ năm 2012, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam hoạt động dưới sự giám sát của Tổ Giám sát do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập. Ngân hàng Nhà nước khẳng định sự việc trên không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.

Ngân hàng Xây dựng Việt Nam tiền thân là Ngân hàng Đại Tín (Trust Bank). Vào thời điểm tái cấu trúc và đổi tên, tháng 5/2013, Trust Bank có 23 năm hoạt động với vốn điều lệ 3.000 tỷ, tổng tài sản hơn 28.000 tỷ đồng. Tập đoàn Thiên Thanh đã cùng một số cổ đông tham gia góp vốn và tái cấu trúc Trust Bank, đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, với tôn chỉ hoạt động là ngân hàng đa năng đầu tiên tập trung phục vụ lĩnh vực xây dựng.

Nếu như ông Phạm Công Danh - với tư cách Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Thanh là đơn vị đứng sau tuyên bố tham gia tái cơ cấu Trust Bank thì ông Phan Thành Mai từng là Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam.

Cuối tháng 3, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam công bố gói tín dụng 50.000 tỷ đồng cho vay trong lĩnh vực xây dựng thông qua chuỗi liên kết: ngân hàng, nhà cung ứng vật liệu xây dựng, nhà thầu, chủ đầu tư. Không chỉ vậy, VNCB khi đó còn nêu tên một vài ngân hàng tham gia chương trình tín dụng này dù các đơn vị trong cuộc chưa xác nhận.

Ngay sau đó Ngân hàng Nhà nước cho biết cũng đang nghiên cứu triển khai sản phẩm tín dụng tương tự và chương trình này không giới hạn quy mô chỉ là 50.000 tỷ đồng. Đơn vị đầu mối thực hiện chương trình liên kết 4 nhà cũng không phải VNCB mà là một ngân hàng thương mại quốc doanh. Như vậy, thông tin công bố sau của Ngân hàng Nhà nước có thể xem là việc hợp nhất 2 chương trình này và phủ nhận sự tồn tại của gói tín dụng 50.000 tỷ đồng của VNCB.

Theo Ngân hàng Nhà nước, cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đang thụ lý vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (theo Điều 165 Bộ luật Hình sự) xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Thiên Thanh, TP HCM. Cơ quan điều tra cũng đã công bố quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bị can đối với ông Phạm Công Danh, Phan Thành Mai và Mai Hữu Khương.

Sau khi đọc bài “Gói 50.000 tỷ và ẩn số Thiên Thanh Group” người đọc không khỏi thắc mắc về "ẩn số" này. Vậy Thiên Thanh là ai?

Thông tin trên Café Land thì Tổng giám đốc của Tập đoàn Thiên Thanh hiện nay là ông Phạm Công Danh, người đồng thời đang giữ chức chủ tịch HĐQT của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam. Thông tin này được xác nhận là chinh xác và có thêm thông tin là Thiên Thanh Group do ông Phạm Công Danh làm chủ tich kiêm Tổng giám đốc được hình thành từ của hàng vật liệu xây dưng trên dường Lý thường Kiệt vào khoàng năm 2000.

Thiên Thanh ra đời như vậy chứ không phải là từ năm 1964 với tiền thân là Gạch Bông Hương Sơn như một số nguồn thông tin đã đưa, Thật sự Gạch Bông Hương Sơn của gia đình ông Phạm Công Danh tại Quảng Ngãi đã giải thể từ lâu sau. Sau đó ông Phạm Công Danh mở một của hàng vật liệu xây dựng nhỏ trên đường Lý thương Kiệt, Q 10, chứ không phải hoạt động hoành tráng từ năm 2000 như tin đã đưa.

Về kinh doanh vật liệu xây dựng hiện nay . nhưng thực ra là Thiên thanh thuê đất của Quân đội tại 302 Tô Hiến Thành, Q10 và cho các đơn vị kinh doanh trong ngành Vật liệu xây dựng thuê lại mặt bằng , đây là cách thức cho thuê lại mặt bằng đã thuê của người khác

Kinh doanh ô tô thì Thiên Thanh cũng làm như vậy , sau khi thuê mặt bằng ở xa lộ Hà Nội tỉnh Bình Dương với chức danh là siêu thị ô tô , nhưng Thiên thanh với tìm lực hạn chế và không có chuyên môn trong lĩnh vực này đã không làm được và cho công ty Đô Thành thuê lại để kinh doanh Ôtô , còn Thiên thanh thì thưc chất chỉ là đơn vị thuê đất cho đơn vị khác thuê lại và việc kinh doanh Ô Tô chỉ là trên giấy phép , còn nếu có chỉ là dịch vụ rất nhỏ so với các tin mà chúng ta biết được.

Trích nguyên bài của Cafeland:

“Tuy khá kín tiếng nhưng tiềm lực và quy mô kinh doanh của Thiên Thanh Group thật sự đồ sộ với quá trình hình thành và phát triển lâu dài, rộng khắp cả nước. Tiền thân là Hãng Gạch bông Hương Sơn được thành lập từ năm 1964 và hoạt động tại Quảng Ngãi, tập đoàn Thiên Thanh đã hình thành và phát triển mạnh mẽ tại TP.HCM từ năm 2000. Đến nay, Tập đoàn Thiên Thanh đã có hệ thống các chi nhánh và đơn vị trực thuộc trên khắp các tỉnh thành lớn.

Tập đoàn có các lĩnh vực kinh doanh chính như: Vật liệu thiết bị nội xây dựng – Trang thất; Ôtô – Dịch vụ ôtô; Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn; Bất động sản; Tài chính – Dịch vụ tài chính và một số khác.hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, tập đoàn đa ngành này sở hữu một hệ thống các công ty con bao quát nhiều lĩnh vực kinh tế. Cụ thể như Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh; Công ty TNHH Quốc tế Thiên Thanh; Công ty TNHH MTV Khách sạn Thiên Thanh Tam Kỳ - Quảng Nam; Công ty TNHH MTV Khách sạn Green Plaza Đà Nẵng; Salon Auto Thiên Thanh; Trung tâm Kinh doanh VLXD - TTBNT Thiên Thanh; Trung tâm Kinh doanh – Dịch vụ Ôtô Thiên Thanh; Siêu thị Ôtô Thiên Thanh – Bình Dương; Trung tâm Tư vấn Đầu tư Tài chính; Trung tâm Giao dịch Bất động sản; Tổ hợp TM-DV-KS Thiên Thanh Quảng Ngãi; Nhà hàng Thiên Thanh 27 Tú Xương, Phường 6, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh; Chi nhánh Hà Nội; Chi nhánh Đà Nẵng; Chi nhánh Quảng Ngãi;…

Trong lĩnh vực bất động sản, Thiên Thanh Group cũng nắm giữ một số lượng lớn bất động sản với các dự án tầm cỡ. Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến: Khu Du lịch nghỉ dưỡng Long Hải Bearch Resort (Bà Rịa – Vũng Tàu); Khu phức hợp TM-DV Thiên Thanh Đà Nẵng; Khách sạn Thiên Thanh Tam Kỳ (Quảng Nam); Dự án Tổ hợp TM – DV – KS Thiên Thanh Quảng Ngãi; Dự án Trung tâm Kinh doanh Dịch vụ Ôto Thiên Thanh; Khu cao ốc Khách sạn - văn phòng Green Plaza Đà Nẵng; Dự án trung tâm Thương mại VLXD-TTBNT Thiên Thanh; Khách sạn - Nhà hàng 43 Nguyễn Văn Giai; Dự án khu dân cư Tây Thạnh; Dự án Nhà hàng 27 Tú Xương; Quản lý trung tâm Vật liệu xây dựng – Trang thiết bị nội thất Thiên Thanh tại 302 Tô Hiến Thành, Phường 15, Quận 10, TP.HCM…”

Đúng như vậy, Thiên Thanh đang là nhà quản lý các lô đất trên, nhưng các lô đất này là đất dự án và là đất thuê của các đơn vị khác như số 32 Tô hiến thành là doanh trại quân đội, dự án dân cư Tây thạnh là của Tanimex mà thiên thanh thuê để cho các đon vị khác thuê làm kho.. và dự án TM-DV-KS Quảng Ngải thực chất đây là việc thuê đất của Quãng Ngãi và đến hôm sau khi xây dựng sơ sài và bõ hoang đã hơn 8 năm….và tất cả chỉ dừng lại ở việc xin dự án và chưa triển khai được gì ngoài việc góp vốn rất ít tại Long Hải Bearch Resort vả Green Plaza (Đà Nẳng) xem nhu không cò gi đáng kể. vậy thật sự Thiên Thanh có tiềm lực về tài chính ? đây vẫn còn là câu hỏi còn bỏ ngõ…!

Như Ông Bùi Kiến Thành bày tỏ thắc mắc, “Không rõ Công ty Thiên Thanh là gì lại được giữ vị trí trung gian, được cung ứng vật liệu để giải ngân tiền. Còn những đơn vị cung ứng vật liệu khác sẽ ra sao, chẳng nhẽ họ không được tham gia vào chuỗi cung ứng này? Tự tạo ra một thế độc quyền cho nhà cung ứng vật liệu này (Công ty Thiên Thanh - PV), như vậy là phi thị trường, cạnh tranh không lành mạnh, hình thành nhóm lợi ích”.

Thật ra Thiên Thanh không phải là nhà cung ứng vật liệu xây dựng đúng nghĩa, những gì mà chúng ta đang ngộ nhận mà Thiên Thanh là người cho thuê mặt bằng cho người bán vật liệu xây dựng sau khi đã thuê mặt bằng của đon vị khác.

Việc gói 50.000 tỷ mà ( VNCB) cùng công ty Thiên thanh đưa ra không mới. khi việc này công ty Thiên Thanh đã từng làm cách nay 6 năm trong thời gian thiê thanh thuê mặt bằng làm văn phòng ở trung tâm thương mại ờ đường Tô Hiến Thành. Q10. và kết quả là không thành công. Vậy ý đồ của VNCB và Thiên Thanh trong việc này là gi ? khi Thiên Thanh và VNCB cùng một người là ông Phạm Công Danh là chủ tịch, Khi mà trong 2 năm vừa qua Trust Bank ngân hàng trong diện yếu kém được chuyễn đổi thành VNCB không báo cáo doanh thu của ngân hàng là dấy lên dư luận về chuyện không được minh bạch và có gi ẩn khuất trong gói 50000 tỷ này. Chúng ta có quyền kỳ vọng về sự thành công này nhưng chúng ta nên nhìn rõ sự việc để khỏi nhận sự thất vọng khi chúng ta đã lường trước sự việc.
Tony tran.

Tổng hợp từ các nguồn

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%