Ngay sau ngày điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô, một trong những vấn đề được lãnh đạo thành phố (TP) Hà Nội đặc biệt quan tâm là quy hoạch phát triển giao thông nông thôn (GTNT). Hai năm qua, TP đã dành nhiều kinh phí đầu tư cải tạo, nâng cấp đường, làm cầu mới thay thế cầu tạm tại các huyện thuộc tỉnh Hà Tây (cũ), từng bước tạo động lực phát triển KT-XH, cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu cấp bách của các địa phương.
Ngổn ngang dự án
Nhiều tuyến đường giao thông nông thôn tại huyện Ba Vì đã được bê tông hoá tạo thuận tiện cho người dân đi lại
Chỉ tính riêng từ đầu năm 2010 đến nay, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi đã có hàng chục buổi đi kiểm tra tình hình thực hiện các dự án giao thông, hạ tầng đô thị tại các huyện. Qua khảo sát thực tế cũng như báo cáo của các huyện, thực trạng GTNT tại hầu hết các địa phương vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH. Số lượng dự án xây dựng, cải tạo cầu đường trên địa bàn chưa nhiều, trong khi đường cũ, cầu cũ thì chật hẹp, xuống cấp, luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Có huyện dù đã được quan tâm đầu tư nhưng tiến độ triển khai dự án chậm.
Theo ông Đàm Văn Thông, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức, quá trình triển khai các dự án giao thông tại huyện đang gặp một số khó khăn, bất cập. Cụ thể, các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn như đường Láng-Hòa Lạc, tại Km13 đoạn từ đê Đáy (Song Phương) đi Vân Côn nối với cầu vượt dài khoảng 2,5km vẫn chưa được đầu tư. Cầu chui dân sinh tại thôn Quyết Tiến (xã Vân Côn) thiết kế chưa phù hợp, chỉ có chui qua 2 đường cao tốc mà không chui qua đường gom, nên mất an toàn giao thông. Đường 422B (Sơn Đồng - Vân Canh) dài 4,02km được khởi công từ đầu năm 2008 nhưng đoạn qua khu dân cư xã Vân Canh vẫn đang vướng mắc giải phóng mặt bằng (GPMB). Cầu Sơn Đồng do Ban QLDA Giao thông II (Sở GTVT) phụ trách cũng bị chậm tiến độ.
Đại diện UBND huyện Thanh Oai cho biết, khó khăn lớn nhất hiện nay là vấn đề hạ tầng giao thông. Từ trung tâm Hà Đông đi qua huyện chỉ có duy nhất tuyến quốc lộ 21B nhỏ hẹp và thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông. Thời gian qua, TP đã có đầu tư cải tạo, sửa chữa nhưng cũng chỉ mang tính chắp vá. Đường liên xã, liên huyện vừa thiếu lại vừa yếu.
Băn khoăn nguồn vốn
Theo Sở GTVT và báo cáo của các huyện, tại mỗi huyện đều có hàng chục dự án xây dựng cầu đường đang được triển khai nhưng không ít dự án chậm tiến độ vì khó khăn về vốn. Ông Hoàng Sen, Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai cho biết, từ khi hợp nhất đến nay, trên địa bàn huyện triển khai 44 công trình giao thông với tổng mức đầu tư được duyệt trên 589 tỷ đồng, gấp gần 4 lần so với tổng kinh phí đầu tư cho giao thông của huyện giai đoạn năm 2005-2008. Tuy nhiên, do thay đổi cơ chế, chính sách về GPMB và trượt giá nên tại một số dự án trọng điểm, kinh phí đầu tư đội lên khá lớn. Ví dụ như tại dự án xây dựng tỉnh lộ 421B, tổng dự toán được duyệt ban đầu là 116 tỷ đồng nhưng đội lên 191 tỷ đồng, riêng kinh phí GPMB phát sinh thêm 55 tỷ đồng. Hiện tuyến đường mới chỉ thi công được trên 40%. Vừa qua, huyện đã có văn bản kiến nghị TP cấp thêm 37 tỷ đồng. Hay như dự án xây dựng đường trục chính Bắc Nam khu đô thị Quốc Oai, dự toán GPMB bị đội lên thêm 114 tỷ đồng, huyện phải báo cáo TP cấp thêm kinh phí.
Với huyện Mỹ Đức, do khó khăn về vốn nên nhiều dự án mới chỉ hoàn thành 20-50% khối lượng công việc. Để bảo đảm tiến độ, huyện đã báo cáo TP bổ sung trên 195,7 tỷ đồng để hỗ trợ phần kinh phí xây lắp và đền bù GPMB cho 10 dự án giao thông.
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Khôi cho rằng, GTNT có ý nghĩa rất quan trọng và tác động trực tiếp đến vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Hiện nay, nhu cầu đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn TP là rất lớn, Thành ủy, UBND TP sẽ tiếp tục quan tâm đẩy mạnh đầu tư, từng bước đưa nông thôn tiến gần hơn với thành thị. Với đề xuất của các huyện về bổ sung kinh phí, TP giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xem xét bố trí sớm. Ban Chỉ đạo GPMB TP làm việc với UBND các huyện để kịp thời tháo gỡ khó khăn về GPMB theo hướng có lợi nhất cho dân. Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Sở GTVT phối hợp chặt chẽ với các huyện khẩn trương hoàn thành công tác xây dựng, lập quy hoạch phát triển giao thông nông thôn, làm cơ sở triển khai các dự án sau này theo hướng đồng bộ, hiện đại và phát huy hiệu quả. Với các dự án bị chậm tiến độ, Sở GTVT kịp thời kiểm tra, đôn đốc nhà thầu tập trung thi công.
Theo ông Vũ Tuấn Định, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc, để giải quyết bài toán nguồn vốn cho xây dựng GTNT, các huyện có thể tính tới việc kêu gọi xã hội hóa. Bên cạnh sự hỗ trợ đầu tư của TP, phương án khả dĩ nhất hiện nay là huyện chủ động tìm các khu đất phù hợp, tổ chức đấu giá. Nguồn kinh phí thu được từ đó sẽ đầu tư cho các dự án xây dựng điện, đường, trường, trạm. Sở Quy hoạch và Kiến trúc và các sở, ngành liên quan sẽ tích cực hỗ trợ địa phương làm tốt công tác này.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
Mới đây, chuyên gia kinh tế đoạt giải Nobel, ông Nouriel Roubini, Chủ tịch Roubini Global Economics, cho rằng, suy thoái toàn cầu có khả năng sẽ tăng cao trong nửa cuối năm 2010. Theo ông, việc tránh bị suy thoái kép ở Nhật và châu Âu là rất khó khăn. Lawrence Summers, cố vấn kinh tế trưởng cho Tổng thống Barack Obama, thì cho rằng, các nền kinh tế hàng đầu thế giới đang ở trong tình trạng gần như rơi vào bẫy thanh khoản.
Dự án "tỉ đô", siêu dự án... từng là niềm tự hào của nhiều tỉnh, thành trên cả nước trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhưng đằng sau số vốn công bố gây sốc, hàng loạt dự án chậm trễ, hoặc chỉ nằm trên giấy khiến cuộc sống của hàng ngàn, hàng vạn hộ dân bị “treo”.
Tính đến nay Nghị định 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Nhà ở ban hành ngày 23/6/2010 đã có hiệu lực thi hành gần một tháng. Nhưng tác động tích cực của nó vào thị trường bất động sản Hà Nội hầu như vẫn chưa xuất hiện…
Chính sách nhà ở xã hội (NƠXH) và nhà ở cho ngưòi thu nhập thấp (NTNT) là chủ trương đúng hướng. Tuy nhiên để chủ trương đi vào thực tiễn, đẩy mạnh việc xã hội hóa phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho NTNT đạt hiệu quả thì rất cần hỗ trợ nguồn vốn, cắt giảm thủ tục rườm rà...
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội”.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
“Khủng khiếp”, đó là chữ được TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam, dùng để nói về độ lớn mức vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước, có liên quan mật thiết đến nợ công.
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo 'Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động' do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ngày 30.7
Bài viết này nhằm mục đích xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận đơn giản. Mô hình ước lượng của chúng tôi sử dụng cơ sở lý thuyết về lạm phát cho một nền kinh tế nhỏ và mở. Bài viết cố gắng đưa một một vài gợi ý thận trọng cho chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn thực hiện chính sách kích cầu.
Dù lạm phát vẫn đang ở mức thấp hơn so với năm 2008, nhưng tỷ lệ này tăng mạnh từ giữa năm 2009 và đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với Ấn Độ và Việt Nam. Trung Quốc; Singapore đã tuyên bố nâng giá đồng tiền; Ngân hàng Trung ương Ôxtrâylia, Ấn Độ, Malaixia, Philíppin và Việt Nam cũng đã lần lượt tăng lãi suất trong mấy tháng qua. Nỗi lo lạm phát gia tăng đang đè nặng lên các nền kinh tế Châu Á.
Với số nợ và mức thâm hụt thương mại quá lớn với Trung Quốc như hiện nay, Mỹ đã gia tăng áp lực bằng mọi cách buộc Trung quốc phải "thả lỏng" đồng nhân dân tệ. Ngày 15-4 sắp tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải đưa ra tuyên bố xem Trung Quốc có phải là “nước thao túng tiền tệ” hay không. Khả năng xảy ra cuộc chiến tranh tiền tệ mới là rất lớn, theo giới phân tích đây có thể là một phần của âm mưu toàn cầu nhằm thiết lập trật tự thế giới mới.
72% doanh nghiệp tư nhân VN căng thẳng vì vốn. Theo Standard Chartered đồng Việt Nam sẽ giảm giá hơn nữa trong thời gian tới và lạm phát của VN năm nay sẽ ở mức 8,9%. Cơ chế lãi suất trần không còn phù hợp với thực tế. Ngân hàng Nhà nước cần phải thay đổi cơ chế cũ bằng một cơ chế mới, nếu không sẽ gây ra sự đè nén, kiềm chế sự phát triển kinh tế cũng như làm cho sự lưu thông tiền tệ có những tắc nghẽn và biến tướng khó kiểm soát.
Trong một thời gian ngắn, nhằm khơi thông nguồn cung cầu trên thị trường ngọai tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục có 2 lần thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Nhiều chuyên gia dự báo sẽ có thêm một đợt thứ ba trong năm nay, nhưng chưa biết khi nào - có thể vào quý III năm 2010? Liệu có xuất hiện tâm lý bất an khi sở hữu đồng nội tệ ?
Năm 2009 là năm không yên ả đối với thị trường tài chính Việt Nam khi các lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường vốn đều biến động phức tạp và liệu thực tế này có tái hiện trong năm nay không lại là câu hỏi không dễ trả lời.
Quyết định của Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được cho vay lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung dài hạn và thu thêm phí đối với các khoản vay ngắn hạn đang gây phản ứng trái nhiều từ các góc nhìn quan sát. Lãi suất thoả thuận đối với các khoản cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp có nơi lên đến 18%/năm. Nhiều ý kiến cho rằng, mức này đã đến giới hạn chịu đựng của doanh nghiệp.
Việt Nam đã vượt qua đáy suy thoái kinh tế nhưng thị trường tiền tệ vẫn chưa bền vững, rủi ro cao. Chính phủ nên tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, không nên chạy theo giải pháp phá giá tiền đồng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường nhà đất năm 2010 sẽ có nhiều áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và thách thức trước sự đổ bộ nhiều hơn của nhà đầu tư nước ngoài. Giới đầu tư cần có góc nhìn thực tế hơn và họ sẽ phải đau đầu đối diện với thách thức chọn sản phẩm nào và bán cho ai.
Do nhu cầu nhà đất còn rất lớn nên việc đầu tư vào thị trường bất động sản hằng năm lợi nhuận có thể đạt từ 25%-30%, nếu gặp đột biến có thể lên đến 150%.