Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp chọn vay USD hay VND?

Lãi suất cho vay VND đang giảm dần, tỷ giá VND/USD có xu hướng tăng nhẹ, nhưng cân nhắc nên vay USD hay VND vẫn là bài toán khó đối với nhiều doanh nghiệp.

“Nhiều doanh nghiệp hỏi tôi: nên vay VND hay USD? Tôi khuyên họ, nếu có nguồn USD để trả nợ ngân hàng, thì nên vay USD, vì lãi suất thấp hơn so với vay VND (7-8%/năm so với 17-19%/năm). Nhưng nếu không có nguồn ngoại tệ để trả nợ khi đáo hạn, thì phải đề phòng rủi ro tỷ giá”, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh chia sẻ.

Lý do để đưa ra lời khuyên này, theo ông Ánh, mặc dù tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 8/2011 chỉ còn 0,93% - mức thấp nhất trong vòng 1 năm trở lại đây, nhưng nếu 4 tháng còn lại của năm 2011, tốc độ tăng CPI đạt bình quân như 8 tháng đầu năm (1,96%/tháng), thì cuối năm nay, CPI sẽ tăng ít nhất 23%.

“Kịch bản đẹp nhất là tốc độ tăng CPI từ nay đến cuối năm chỉ bằng tốc độ tăng CPI bình quân của 3 tháng gần đây (1,06%/tháng), thì CPI cuối năm nay cũng phải vào khoảng 20%. Với tốc độ tăng CPI như vậy, khó có thể kỳ vọng lãi suất cho vay giảm dưới mức lãi suất cho vay trung bình trên thị trường hiện nay (18,6%/năm). Vì vậy, vay USD vẫn hiệu quả hơn so với vay VND, tuy nhiên, nếu tỷ giá tăng mạnh, thì doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro”, ông Ánh phân tích.

Tổng giám đốc VPBank, ông Nguyễn Hưng thừa nhận, ngân hàng không dám huy động vượt trần lãi suất 14%/năm, nhưng cũng ít ngân hàng “dám” giảm lãi suất huy động dưới mức này, vì quý IV hàng năm, nhu cầu vay vốn rất cao, nếu hạ lãi suất, ngân hàng khó bảo đảm tính thanh khoản. “Với mức huy động 14%/năm, cộng với dự trữ bắt buộc và các loại chi phí khác, thì lãi suất đầu vào thực tế đã lên tới 18-19%/năm, nên trong vòng 2-3 tháng tới, chắc không ngân hàng nào hạ lãi suất cho vay với lãi suất dưới 17%/năm”, ông Hưng phát biểu và cho biết, là một trong 12 ngân hàng thương mại lớn nhất, nhưng VPBank cũng chỉ dành khoảng 3.000 tỷ đồng cho những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu nông - lâm - thủy hải sản; doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế và giáo dục vay với lãi suất ưu đãi 17-19%/năm.

“Ngay cả với mức lãi suất ưu đãi, cũng khó có doanh nghiệp nào bảo đảm được lợi nhuận để duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh và trả lãi ngân hàng”, ông Phạm Quang Trung, Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển Thương mại và Dịch vụ Đồng Bằng cho biết. Và cũng như nhiều doanh nghiệp khác, ông Trung lo ngại mức lãi suất cho vay ưu đãi khó có thể duy trì trong thời gian dài, vì tốc độ tăng CPI những tháng cuối năm rất khó đoán định.

Chênh lệch lãi suất giữa VND và USD khá lớn, cộng với việc Ngân hàng Nhà nước thành công trong ổn định tỷ giá, nên tín dụng ngoại tệ đã tăng khá mạnh kể từ quý II trở lại đây, đẩy dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ trong 8 tháng đầu năm tăng 23,91% so với cuối năm 2010 (trong khi đó dư nợ tín dụng VND chỉ tăng 8,15%).

“Tôi vẫn khuyên doanh nghiệp nên vay USD nếu tỷ giá ổn định. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần cân nhắc, tính toán thận trọng, bởi vào dịp cuối năm, tỷ giá thường có xu hướng tăng, đặc biệt là năm nay, khi doanh nghiệp đã vay quá nhiều ngoại tệ, đến cuối năm phải mua ngoại tệ để trả nợ khiến cầu tăng mạnh. Trong khi đó, nguồn cung ngoại tệ chưa có dấu hiệu tăng, vì nguồn vốn đầu tư nước ngoài chưa đạt mục tiêu đặt ra, đặc biệt là dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang suy giảm mạnh”, TS. Đinh Thế Hiển, Giám đốc Viện nghiên cứu Tin học - Kinh tế ứng dụng khuyến cáo.

Hiện tỷ giá VND/USD được các ngân hàng thương mại niêm yết là 20.830 đồng (mua vào) và 20.834 đồng (bán ra).

Theo tính toán của ông Hiển, với tỷ giá này, doanh nghiệp vay USD với lãi suất 7%/năm có lợi hơn so với vay VND với lãi suất 19%/năm, nhưng khi tỷ giá tăng, thì chênh lệch lãi suất vay giữa VND và USD sẽ bị thu hẹp. Khi tỷ giá tăng lên 21.754 đồng/USD, thì vay VND hay USD là như nhau, nhưng khi tỷ giá tiếp tục tăng cao hơn, thì vay USD sẽ bị thiệt. “Nhiều khả năng, vào cuối năm nay, tỷ giá VND/USD sẽ lên đến 22.500 đồng, và như vậy, lãi suất thực tế vay USD cao hơn vay VND ít nhất là 3,91%/năm”, ông Hiển cảnh báo

(Báo đầu tư)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Ai nắm giữ vàng nhiều nhất thế giới?
  • Hạ lãi suất, doanh nghiệp chưa vội “thở phào”
  • Vai trò lãi suất thực âm
  • Lạm phát cao, lãi suất có giảm ?
  • Đồng tiền nào có đủ khả năng thay thế được USD?
  • Đã ép xuống, USD cuối năm vẫn bật lên?
  • Bản tin tư vấn tiền tệ ngày 01/09/2011
  • Euro tiếp tục sụt giảm so với hầu hết các đối tác thương mại chính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!