Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vốn FDI đột ngột tăng mạnh trong tháng 10/2009

picture
 
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo cũng có mức tăng trưởng thu hút FDI khá trong tháng 10, chiếm vị trí thứ hai của bất động sản.

Trong tháng 10/2009, nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với lượng vốn lớn đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, làm thay đổi hoàn toàn cục diện từ đầu năm đến nay.

Tính đến hết tháng 10/2009, vốn FDI đăng ký đã đạt gần 19 tỷ USD, giải ngân đạt 8 tỷ USD, báo cáo mới công bố của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho hay.

Hơn 6 tỷ USD thu hút trong một tháng

Nổi bật nhất là sự tăng lên nhanh chóng của lượng vốn đăng ký, chủ yếu đến từ nhiều dự án lớn được cấp giấy chứng nhận đầu từ trong tháng 10/2009. Chỉ trong một tháng, Việt Nam đã thu hút được hơn 6 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới, đưa số vốn này từ 7,67 tỷ USD của 9 tháng, lên 14,05 tỷ USD tính đến ngày 21/10.

Trái ngược với sự “hưng phấn” của dòng vốn đổ vào của các dự án mới, vốn đăng ký tăng thêm từ các dự án đầu tư giai đoạn trước thay đổi không nhiều trong tháng này, từ mức 4,86 tỷ USD trong 9 tháng, lên gần 4,88 tỷ USD trong 10 tháng.

Trong tháng 10, đã có 72 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư, nâng tổng số dự án cấp mới từ đầu năm đến nay lên con số 658 dự án, bằng 46,7% cùng kỳ năm 2008. Trong khi đó, chỉ có 11 dự án tăng vốn, bằng 48,6% so với cùng kỳ.

Như vậy, từ mức 12,54 tỷ USD vốn đăng ký cả cấp mới và tăng thêm của 9 tháng năm 2009, tổng hợp báo cáo tính đến ngày 21/10 đã tăng thêm khoảng 6,39 tỷ USD, đạt mức 18,93 tỷ USD. Bình quân thu hút được gần 1,9 tỷ USD/tháng.

Tuy chỉ đạt 27,1% so với cùng kỳ năm 2008, nhưng với kết quả này, mục tiêu thu hút 20 tỷ USD trong năm nay dường như đang nằm trong tầm tay.

Trong tháng 10, vốn thực hiện cũng tăng thêm khoảng 800 triệu USD và đạt con số 8 tỷ USD trong vòng 10 tháng qua, bằng 87,9% so với cùng kỳ. Giải ngân bình quân đạt 800 triệu USD/tháng. So với mục tiêu giải ngân 10 tỷ USD trong năm nay, hai tháng cuối năm 2009, mỗi tháng phải giải ngân 1 tỷ USD.

Công nghiệp chế biến thế chân bất động sản

Trong các lĩnh vực thu hút vốn FDI hàng đầu 10 tháng qua, dịch vụ lưu trú và ăn uống tuy chỉ có 26 lượt dự án cấp mới và 7 dự án tăng vốn, nhưng tổng vốn đăng ký đã đạt gần 8,74 tỷ USD, chiếm 46,2% tổng vốn đăng ký vào Việt Nam.

Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo cũng có mức tăng trưởng thu hút FDI khá trong tháng 10, chiếm vị trí thứ hai của bất động sản. Có 34 dự án cấp mới và 3 dự án tăng vốn, nhưng tổng vốn đăng ký vào lĩnh vực này đã đạt gần 5,68 tỷ USD, chiếm 30% tổng vốn FDI đăng ký.

Lĩnh vực kinh doanh bất động sản thu hút được nhiều dự án hơn, với 182 cấp mới và 103 tăng vốn, tổng vốn đăng ký đạt 2,65 tỷ USD, chỉ chiếm 14%.

Hoa Kỳ, Brunei, Cayman Islands là ba nhà đầu tư đứng đầu trong danh mục các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong 10 tháng qua, với số vốn đăng ký lần lượt là 8,11 tỷ USD; 2,02 tỷ USD; và 1,7 tỷ USD...

Về phía các địa phương, Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn tiếp tục xếp đầu bảng các tỉnh, thành phố thu hút vốn FDI nhiều nhất, với tổng cộng 6,66 tỷ USD trong 10 tháng; tiếp đến là Bắc Giang với 4,17 tỷ USD và Quảng Nam với 2,46 tỷ USD...

(Theo Anh Quân // VnEconomy)

  • Đầu tư ra nước ngoài được ưu đãi thuế
  • Thêm 119,791 tỷ JPY vốn ODA cho Việt Nam
  • Sri Lanka mời gọi nhà đầu tư Việt Nam
  • Đồng Tháp kêu gọi 55 dự án đầu tư với tổng vốn gần 4.000 tỷ đồng
  • Dự án trồng 10.000ha điều ở Bình Dương thất bại
  • 10 tháng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam gần 19 tỷ USD
  • “Lộ diện” những yếu tố thu hút đầu tư
  • Thu hút đầu tư ở Ninh Thuận
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!