Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

'Thất bát' kênh huy động trái phiếu

Năm 2009, tổng khối lượng trái phiếu Chính phủ trúng thầu chỉ đạt khoảng 14% kế hoạch. Lãi suất trái phiếu quá thấp là nguyên nhân chính khiến các phiên đấu thầu loại trái phiếu này liên tiếp thất bại.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, năm 2009, nhu cầu huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu (TP) khoảng 200.000 tỷ đồng, trong đó, Kho bạc Nhà nước là 126.000 tỷ đồng, Ngân hàng (NH) Phát triển Việt Nam (VDB) 40.000 tỷ đồng, NH Chính sách xã hội 10.000 tỷ đồng.

Tổng khối lượng TP Chính phủ đã phát hành tính đến hết tháng 10 chỉ đạt khoảng 20.000 tỷ đồng, trong đó phát hành qua hệ thống Kho bạc Nhà nước là 14.470 tỷ đồng (10,3% kế hoạch), VDB 4.600 tỷ đồng.

Ngân hàng thờ ơ

Theo bà Trần Minh Hằng, Phó tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước, kết quả huy động TP Chính phủ quá thấp là bởi năm 2009 tình hình tài chính, tiền tệ rất khó khăn. Những năm trước, tỷ lệ TP Chính phủ phát hành cho các nhà đầu tư nước ngoài thường chiếm khoảng 40% tổng khối lượng huy động, nhưng năm nay khối ngoại phải rút phần lớn vốn về công ty mẹ.

Trong khi đó, ngân hàng, công ty tài chính trong nước phải tham gia chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất nên đầu tư vào TP Chính phủ rất hạn chế. “Kho bạc Nhà nước cũng đã có sự điều chỉnh, như tổ chức nhiều phiên bảo lãnh phát hành, lấy ý kiến các thành viên và điều chỉnh lãi suất bám sát thị trường, song kết quả vẫn chưa được như mong đợi”, bà Hằng nói.

Tổng giám đốc một NH TMCP tại Hà Nội thừa nhận do lãi suất cơ bản VND duy trì mức 7% một năm đến gần hết năm nên các NH không thể đẩy vốn huy động lên cao. Lượng vốn đổ vào NH không dồi dào, trong khi nhu cầu tín dụng tăng cao, nên họ dè dặt khi mua TP Chính phủ.

“Hơn nữa, trần lãi suất đấu thầu TP Chính phủ kỳ hạn 5 năm chưa tới 9% một năm thì quá chênh lệch với thị trường, chúng tôi không thể tham gia bởi còn phải chịu trách nhiệm trước cổ đông về lợi nhuận”, vị giám đốc này chia sẻ.

Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc NH Á Châu (ACB) cũng nói thẳng, không mua TP Chính phủ là bởi lãi suất quá thấp. Còn ông Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, cho biết, tình trạng chậm chễ trong giải ngân vốn huy động từ TP Chính phủ cũng khiến các đơn vị tham gia đấu thầu nản lòng.

Cần điều chỉnh lãi suất

Năm 2010, nhu cầu vốn đầu tư phát triển khoảng 125.500 tỷ đồng, tăng 11,3% so năm 2009. Ông Huỳnh Quang Hải, Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính, cho biết số tăng chi so với dự toán năm 2009 tập trung vào lĩnh vực giáo dục, KH - CN, nông nghiệp – nông thôn, chi cho người nghèo vay vốn cải thiện nhà ở, hộ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn vay học nghề, phát triển sản xuất và xuất khẩu lao động...

Ngoài ra, năm 2010 sẽ phát hành khoảng 56.000 tỷ đồng TP Chính phủ để thực hiện các dự án giao thông, thuỷ lợi, y tế và kiên cố hóa kết hợp chuẩn hóa trường học, xây dựng ký túc xá sinh viên...

“Vốn TP Chính phủ chỉ là một kênh huy động, do vậy không ảnh hưởng lớn đến nhu cầu đầu tư phát triển năm 2010”, ông Cao Sỹ Khiêm nhận định.

Tuy nhiên, chuyên gia này gợi ý: để nâng cao hiệu quả phát hành TP, Bộ Tài chính cần điều chỉnh lại mức lãi suất huy động sao cho hấp dẫn, nhất là với kỳ hạn dài. Cùng với đó, Nhà nước xem xét cơ chế bù chênh lệch lãi suất với nguồn vốn huy động từ TP. Có như vậy mới phát huy được tổng lực nguồn vốn xã hội cho đầu tư phát triển.

Ông Khiêm dẫn chứng, trong bối cảnh huy động vốn khó khăn, song TP doanh nghiệp vẫn tỏ ra hấp dẫn khi các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước huy động được 11.300 tỷ đồng. Kho bạc Nhà nước cho biết đang xây dựng Dự thảo Nghị định hướng dẫn về TP Chính phủ với mục tiêu tạo hành lang pháp lý cho hoạt động này hiệu quả hơn.

(Đất Việt)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Kho bạc Nhà nước dồn sức "vượt khó" năm 2009
  • Khi Tổng giám đốc SCIC lĩnh lương gần 1 tỷ/năm
  • 7 tập đoàn, Tcty lớn đang gửi ngân hàng gần 2 tỷ USD
  • Vốn tín dụng đầu tư mỏng hơn nhu cầu
  • Nợ đất quy ra vàng, người dân 'ngồi trên lửa'
  • Phát triển tín dụng: Chờ năm sau!
  • Nhiều người vẫn mơ hồ về vai trò của bảo hiểm
  • Những điều cần lưu ý khi quyết toán thuế 2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!