Các nhà chức trách Dubai vừa công bố kế hoạch phát triển một trung tâm thương mại lớn nhất thế giới và công viên giải trí “khủng” hơn cả Hyde Park của Luân Đôn. Bên cạnh đó, tiểu vương quốc này cũng quyết tâm vực dậy các dự án bất động sản bị gián đoạn sau cuộc khủng hoảng tài chính.
Những dự định khủng của Ả rập
Emaar Properties, tập đoàn bất động sản lớn nhất Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất (U.A.E) về giá trị thị trường và Dubai Holding sẽ cùng nhau tiến hành xây dựng một khu vực thương mại, giải trí mang tên "Mohammed Bin Rashid City".
Theo công bố của Dubai hôm chủ nhật vừa qua, dự án nằm gần trung tâm Dubai bao gồm 100 khách sạn, khu vực dân cư và một công viên giải trí có diện tích lớn hơn Hyde Park 30%.
Theo đó, khu thương mại có diện tích lớn nhất thế giới "Dubai Mall" nằm đối diện với tòa nhà cao nhất thế giới đã được xây dựng trước đó, Burj Khalifa. Giữa hai công trình này là một hồ nhân tạo với tòa phun nước khủng nhất thế giới cùng thác nước có độ cao tương đương tòa nhà 50 tầng.
Dubai đang nỗ lực tìm kiếm các cơ hội tăng trưởng kinh tế. Một phần trong chiến lược đó chính là hồi phục lại một số dự án bị ngưng trệ sau cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu khiến cho giá trị bất động sản giảm đến 65%, và hàng trăm công trình xây dựng bị gián đoạn.
Tại U.A.E, các nhà xây dựng đã phải từ bỏ các dự án có tổng trị giá lên tới 757 tỷ USD do khủng hoảng, theo báo cáo công bố ngày 16/10 của Citigroup. Dubai là tiểu vương quốc lớn thứ hai tại nước này sau Abu Dhabi.
Biến Dubai thành miền đất... hứa
Meydan City Corp, tập đoàn từng xây dựng một trường đua ngựa với 60.000 ghế ngồi và một khu tổ hợp khách sạn tại Dubai cho biết, họ sẽ vực dậy 2 công trình: một là những tòa nhà ít tầng và hai là một tòa tháp với những công viên "trên trời" và 9 bể bơi. Bên cạnh đó, chính quyền Dubai cũng đã phê duyệt công trình xây dựng kênh đào dài 1,6 km từ khu thương mại Business Bay tới đại dương.
Bên cạnh các dự án mới được công bố trong vòng hai tháng qua thì dự án xây dựng bản sao ngôi đền Taj Mahal, miền Bắc Ấn Độ với diện tích lớn gấp 4 lần phiên bản gốc cũng nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý.
Lãnh đạo tiểu vương quốc này cho biết, họ sẽ phải hành động ngay lập tức. Phải vực dậy nền kinh tế bằng việc khởi động các công trình xây dựng trọng điểm. Biến Dubai thành một miền đất hứa của thế giới.
Với kế hoạch của nhà lãnh đạo Tiểu vương quốc, Mohammed Bin Rashid City sẽ rộng 5,1 km vuông. Sẽ có nhiều khu triển lãm nghệ thuật lớn tại đây. Dự kiến trung tâm thương mại của thế giới này có thể thu hút đến 80 triệu lượt khách hàng mỗi năm. Tuy nhiên, công bố không nói rõ về chi phí dự tính cũng như kế hoạch triển khai.
Dubai đã dự tính dùng khoản vay trị giá 113 tỷ USD để biến tiểu vương quốc này thành một trung tâm thương mại và du lịch. Theo ngân hàng Merrill Lynch, Dubai sẽ tiếp nhận khoản vay 7 tỷ vào năm tới và 32 tỷ vào năm 2014.
Cuộc bùng nổ trong lĩnh vực xây dựng tại Tiểu vương quốc đã khởi động từ khá lâu khi mà các nhà phát triển bắt đầu bán bất động sản cho người nước ngoài vào năm 2002. Nhờ đó một số dự án lớn trong đó có tòa tháp cao nhất thế giới và những hòn đảo nhân tạo ngoài khơi đã được thực hiện thành công. Tới đây, Dubai sẽ tiếp tục triển khai 2 trong số ba đảo dân cư bị gián đoạn vào quý thứ III năm 2008.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Nhiều năm nay, Ấn Độ ít khi chấp nhận bằng sáng chế của những công ty dược nước ngoài vì cho rằng những công ty này chỉ thay đổi các sản phẩm chút xíu để kiếm thêm lợi nhuận.
Giờ đây, không chỉ người giàu Trung Quốc muốn đổ tiền sang nước ngoài mà những người trẻ tuổi, tài giỏi cũng mong muốn xuất ngoại để cống hiến tài năng.
Theo kế hoạch, hôm 19/11, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tới thăm chính thức Myanmar. Tuy nhiên, hình ảnh ông Obama đã xuất hiện ở nhiều nơi trên đất nước này, từ trên những chiếc áo thun, cốc uống nước và thậm chí là trên những bức tường ở Yangon.
L'Oreal dự đoán thị trường làm đẹp của nước này sẽ lớn thứ ba tại châu Á trong tương lai gần và thậm chí sẽ vươn lên thứ 15 trên thế giới vào năm 2025. L'Oreal nhận định, giá trị thị trường làm đẹp của Indonesia sẽ tăng từ mức 1,5 tỷ Euro hiện tại lên 5 tỷ Euro vào năm 2025.
Việc người tiêu dùng Nhật Bản đóng chặt ví do triển vọng u ám của nền kinh tế này, đang gây khó khăn cho kế hoạch ngăn chặn suy thoái lần ba trong 4 năm của Thủ tướng Yoshihiko Noda, hãng tin Bloomberg cho hay.
Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã tuột dốc trong quý 3 với tốc độ nhanh nhất kể từ thảm họa kép động đất, sóng thần hồi năm ngoái, do xuất khẩu giảm mạnh và mức chi tiêu dùng hạn chế, hãng tin Bloomberg cho hay.
Tuần trước, Nhà Trắng đã chính thức xác nhận ông Obama sẽ tới thăm Myanmar. Đây là một phần trong chuyến công du của ông tới ba nước bao gồm cả Thái Lan và Campuchia, diễn ra từ ngày 17 đến 20/11 tới.
Chỉ cách đây chưa đầy một chục năm, Trung Quốc còn đang là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới. Kể từ khi đó, tăng trưởng kinh tế nội địa cao đã giúp nước này vượt qua Nhật Bản lên đứng hàng thứ hai thế giới về sức mạnh kinh tế, và sẵn sàng chiếm lấy vị trí đứng đầu của Mỹ trong vòng 10 đến 20 năm nữa.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.