Hội nghị cấp cao (HNCC) Liên minh châu Phi (AU) lần thứ 12 vừa kết thúc tại Thủ đô Addis Ababa (Ethiopia). Hội nghị lần này nhằm thúc đẩy hội nhập của AU và tăng cường vị thế của lục địa châu Phi trên trường quốc tế.
Các nhà lãnh đạo châu Phi đã tập trung thảo luận xây dựng một "Hợp chúng quốc châu Phi" theo đề xuất của Tổng thống Libya Moanmar Gadhafi. Từ nhiều năm nay, Tổng thống Gadhafi kêu gọi thành lập một cơ chế "Chính phủ Liên bang" ở khu vực châu Phi nhằm đối phó những thách thức của quá trình toàn cầu hóa, chống đói nghèo, giải quyết các cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, đề nghị đó không được thông qua. Tại HNCC lần này, bên cạnh những nước ủng hộ kế hoạch trên, còn nhiều nước chưa tán thành, cho rằng cần cân nhắc thêm và tiến trình đó cần được tiến hành từng bước. Nam Phi, nước có nền kinh tế lớn nhất và là đầu tàu kinh tế trên lục địa, cho rằng, đây là một ý tưởng xa vời, không thực tế. Ðề xuất xây dựng một "Hợp chúng quốc châu Phi" chưa được các nước tham dự hội nghị tán thành là do nhiều nhà lãnh đạo châu Phi lo ngại sự khác biệt về tôn giáo, văn hóa, kinh tế, thể chế chính trị của các nước trên lục địa sẽ cản trở quá trình hội nhập. Hiện nay, khủng hoảng kinh tế đang kéo dài tại nhiều nước châu Phi và tại một số nước tình hình chính trị vẫn đang bất ổn. Việc chỉ có 20 nguyên thủ quốc gia (AU có 53 nước thành viên) tới dự Hội nghị chứng tỏ nhiều nước chưa mặn mà với những kế hoạch của Hội nghị và cho thấy sự chia rẽ trong AU. Kết quả duy nhất đạt được là HNCC đã bầu Tổng thống Libya Gadhafi là Chủ tịch luân phiên mới của AU nhiệm kỳ một năm, và Hội nghị đã nhất trí chuyển đổi Ủy ban Liên minh châu Phi (AUC), cơ quan điều hành của AU, thành cơ quan quản lý AU (AUA) có nhiệm kỳ dài hơn và quyền hạn lớn hơn. AUA sẽ hoạt động từ giữa năm 2009. Tuy nhiên, tại Hội nghị, các đại biểu chỉ mới nhất trí trên nguyên tắc việc thành lập AUA mà chưa thảo luận các chi tiết liên quan hoạt động của cơ quan này. Nguyên nhân là các đại biểu vẫn chưa nhất trí được phạm vi quyền hạn của AUA đối với mỗi quốc gia thành viên. Bên cạnh đó, các cuộc khủng hoảng chính trị liên miên trong khu vực cũng là một khó khăn lớn đối với tiến trình thảo luận vấn đề này. Việc nhất trí tăng quyền hạn cho cơ quan quản lý AU là điều đáng khích lệ, cho thấy các nước châu Phi đang xích lại gần nhau. Theo các nhà phân tích, để có thể tiến hành việc thảo luận cơ cấu hoạt động của cơ quan này, cần phải đợi đến HNCC AU tiếp theo dự kiến vào tháng 7-2009 tại Madagascar. Nhưng trước tình hình rối ren hiện nay tại Madagascar, nhiều đại biểu lo ngại về chương trình hoạt động sắp tới của AU. Những vấn đề khác của châu Phi là các cuộc xung đột đang diễn ra tại nhiều nước như Sudan, Zimbabwe, Madagascar, Guinea, CHDC Congo, Somalia, Mauritania, Mali... cũng được Hội nghị thảo luận. Tại Hội nghị, nguyên Chủ tịch Ủy ban châu Phi Giăng Pinh lưu ý các đại biểu rằng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có thể khiến việc các nước giàu bỏ quên việc hỗ trợ các nước nghèo ở châu Phi và lục địa này sẽ ngày càng chìm sâu vào đói nghèo.
Kết quả ít ỏi của HNCC AU lần thứ 12 bộc lộ những điểm hạn chế của AU trong việc giải quyết những khó khăn và trở ngại mà các nước châu Phi phải vượt qua. Tuy nhiên, Hội nghị này cũng phản ánh những cố gắng của các nước châu Phi muốn thúc đẩy hội nhập khu vực, hướng tới mục tiêu thành lập "một cơ chế chính quyền mới "nhằm giảm tình trạng đói nghèo và dịch bệnh, phát triển cơ sở hạ tầng, củng cố hòa bình và an ninh trên lục địa châu Phi.
Trong khi thế giới đang phải vật lộn và chống chọi lại những cơn bão của khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì tại châu Phi, rất nhiều quốc gia được tận hưởng “hương vị ngọt ngào“ của giai đoạn tăng trưởng kinh tế chưa từng có trong nhiều thập kỷ qua.
Dù thế giới đã bước sang thế kỷ 21 được 12 năm, nét chấm phá tại châu Phi vẫn chỉ là nạn đói. Đại đa số dân cư sống dưới mức nghèo khổ bất chấp họ đang sống trên một núi tài nguyên.
Đầu tư của Trung Quốc vào châu Phi 10 năm qua tăng trưởng nóng, song uy tín của nước này cũng giảm đi khi gặp phải sự phản đối ngày càng nhiều của người dân và cả chính quyền địa phương.
Sở hữu tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tỷ lệ nợ công đáng mơ ước và khoản chi khủng cho những gói kích thích kinh tế đã vẽ nên bức tranh khu vực Mỹ Latin với những gam màu đẹp hơn và tươi sáng hơn nhiều so với thế giới.
Trung bình, mỗi người châu Phi uống khoảng 6,15 lít rượu mỗi năm, bằng một nửa so với châu Âu. Tuy nhiên, theo báo cáo của WHO, hơn 25% dân số châu Phi bị nát rượu, tỷ lệ cao nhất trên thế giới. Đây cũng là thị trường lớn của các nhà sản xuất bia rượu quốc tế.
Phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Nhân dân Trung Quốc - châu Phi (AU) ngày hôm 10/7, Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh vai trò quan trọng của lục địa đen đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Báo chí quốc tế thời gian qua đã nói nhiều tới những “thành phố ma” - đô thị không người ở - tại Trung Quốc, một trong những hậu quả của thị trường bất động sản xuống dốc. Ở quốc gia châu Phi Angola, cũng có một “thành phố ma” do người Trung Quốc xây dựng.
Hãng AFP đưa tin, cảnh sát Nam Phi vừa phá vỡ một đường dây buôn lậu sừng tê giác quy mô quốc tế. Thông báo của cảnh sát và Công viên quốc gia Nam Phi (Sanparks) cho biết, 11 người bị bắt có quốc tịch Trung Quốc, Mozambique và Nam Phi.
Theo hãng tin KUNA (Kuwait), nước này đã hủy bỏ thỏa thuận thành lập một liên doanh với Dow Chemical (một trong những công ty hóa chất lớn nhất thế giới của Mỹ), sau khi vấp phải sự phản đối quyết liệt của các nghị sĩ.
Trong khi các nước công nghiệp phát triển đang phải đối mặt với cơn bão suy thoái kinh tế trầm trọng nhất trong 30 năm qua, châu Phi vẫn có thể hy vọng đạt mức tăng trưởng GDP 4, 9% trong năm 2009, so với mức tăng bình quân 6% trong những năm vừa qua, và đang trở thành một thị trường đầy triển vọng của các tập đoàn.
Trước việc một "OPEC khí đốt" có thể được hình thành và mối đe dọa của Nga đối với Ucraina về khí đốt, Liên minh châu Âu (EU) định thuyết phục Angiêri ký một hiệp định chiến lược về năng lượng như một danh mục trong lộ trình đi kèm với hiệp định hội nhập giữa hai bên.
Một nhóm các nhà xuất khẩu châu Phi vừa qua đã kiến nghị Liên minh châu Âu (EU) áp dụng nguyên tắc đối xử "lá mặt, lá trái" trong việc dành ưu đãi thương mại cho các nước nghèo trên thế giới.
Bộ trưởng Dầu mỏ Côoét Mohammad al-Olaim cho biết quốc gia thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) này có thể trì hoãn một số dự án đầu tư vào khu vực dầu mỏ do giá dầu thô giảm mạnh, song vẫn tiếp tục triển khai các dự án chủ chốt.
Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (CEDEAO) lần thứ 35 vừa diễn ra tại Abugia, Nigiêria, trong bối cảnh các quốc gia thành viên quan ngại ba cuộc khủng hoảng đang diễn ra trên thế giới (nhiên liệu, lương thực và tài chính) có thể kìm hãm đà tăng trưởng của các nền kinh tế Tây Phi, khu vực từng đạt nhiều thành tựu kinh tế trong những năm qua.
Hội nghị sẽ tập trung làm rõ nguyên ngân của sự suy thoái kinh tế toàn cầu, phân tích tác động của nó tới nền kinh tế các nước Ả rập và châu Á....
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.