Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thương hiệu Việt: Được điểm thân thiện, mất điểm sáng tạo

picture
Các doanh nghiệp Việt Nam có lẽ nên chú ý hơn đến tính sáng tạo, đột phá khi xây dựng hình ảnh thương hiệu.

Theo báo cáo vừa hoàn thành của dự án thương hiệu châu Á do B&Company Việt Nam phối hợp thực hiện cùng Nikkei BP Consulting, đã xuất hiện những tín hiệu đáng mừng cho các thương hiệu Việt Nam.

Dự án nói trên được tiến hành tại 8 thị trường được đánh giá là giàu tiềm năng ở châu Á, gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Sự góp mặt vào dự án nghiên cứu này của hai chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường là Nikkei BP Consulting và B&Company cho thấy mối quan tâm đáng kể của giới đầu tư đối với các thị trường tiềm năng này, trong đó có Việt Nam.

Kết quả khảo sát cho thấy khá rõ ràng mức độ cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các thương hiệu Việt so với các thương hiệu quốc tế khác tại Việt Nam. Theo đó, Vinamilk là thương hiệu nội địa có năng lực cạnh tranh lớn nhất, lọt vào top 5 trong 100 thương hiệu được lựa chọn nghiên cứu, bên cạnh các thương hiệu quốc tế khác là Nokia, Honda, Sony và Google.

Các thương hiệu về ngành tài chính ngân hàng (Vietcombank, Agribank, Bảo Việt), dịch vụ ăn uống (Highlands, Trung Nguyên, Kinh Đô, Vissan) hay ngành may mặc (Việt Tiến) và ngành viễn thông (VNPT, Vinaphone, Mobifone) cũng có những điểm số rất cao và được nhiều người tiêu dùng nhận biết và yêu thích.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực công nghệ cao thì các thương hiệu quốc tế hiện đang chiếm lĩnh với các tên tuổi lớn như Google, Apple và các thương hiệu của Nhật Bản, Hàn Quốc như Honda, Sony, Samsung, Hyundai, Toyota...

Đánh giá về năng lực cạnh tranh của các thương hiệu Việt Nam, bà Đào Ngọc Linh, đại diện B&Company tại Việt Nam, cho rằng so với trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã chú trọng hơn đến việc xây dựng thương hiệu. Nhìn chung, dựa trên các tiêu chí đánh giá của dự án Brand Asia, các thương hiệu Việt Nam thường có điểm số cao ở các tiêu chí về mức độ thân thiện và thuận tiện cho người sử dụng.

Tuy nhiên, so với các thương hiệu mạnh của quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam có lẽ nên chú ý hơn đến tính sáng tạo, đột phá khi xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình. Nhìn chung, điều này gắn liền với việc xây dựng một chiến lược phát triển sản phẩm và dịch vụ đồng bộ trong đó đặt trọng tâm vào việc mang lại lợi ích tối đa cho người tiêu dùng và tích hợp các giá trị gia tăng cho sản phẩm, dịch vụ đồng thời gắn liền với việc tạo hình ảnh và phong cách riêng cho thương hiệu. Điều này sẽ giúp cho thương hiệu có được một "tính cách" riêng và có khả năng để lại dấu ấn sâu đậm trong nhận thức của người tiêu dùng.

Nhìn nhận một cách nghiêm túc, đây vừa là thành công và cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước tiến sâu vào sân chơi WTO với các quy định khắt khe về quyền bình đẳng cho các đối thủ trong và ngoài nước.

Tuy vậy, chắc chắn rằng các thương hiệu nội địa vẫn nắm giữ một ưu thế lớn để tự tin bước vào cuộc cạnh tranh này, đó chính là sự am hiểu tính cách Việt. Chừng nào còn biết cách phát huy lợi điểm này, họ vẫn có cơ hội để khẳng định mình.

(Theo Vneconomy)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Gạo Việt vào Trung Quốc: Vừa xuất vừa lo
  • Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu "ngại" trả phí marketing
  • “Chiêu” dìm giá của giới đầu cơ hồ tiêu quốc tế
  • Cà phê xuất nhiều nhưng giá trị mang lại “quá ít”
  • Gián điệp thương mại: Cuộc chiến Mỹ - Trung
  • Xuất khẩu cá tra: Thị trường mở, nguồn vốn đóng
  • E ngại thả nổi giá khi DNNN độc quyền
  • Xuất khẩu tôm sang Nhật: Vui... tạm thời
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo