Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tổng cục Thống kê: 6 tháng cuối năm, lo nhất vẫn là nhập siêu

Tổng cục Thống kê cho rằng, nền kinh tế trong nước đang phục hồi nhanh, GDP 6 tháng tới sẽ tăng khá hơn, nhưng kèm theo đó, nhập siêu và giá cả tăng cao vẫn rất đáng lo ngại.

Nhận định trên được Tổng cục Thống kê đưa ra sáng nay (1/7) tại cuộc họp báo công bố số liệu kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2010.

Nền kinh tế phục hồi nhanh

Ba chỉ số quan trọng nhất là Tổng sản phẩm trong nước (GDP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và xuất khẩu đều được ông Đỗ Thức, quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê, đánh giá lạc quan.

Mô tả ảnh.
Nền kinh tế đang phục hồi nhanh chóng (ảnh: Phạm Huyền)

Ông Đỗ Thức nhấn mạnh, kinh tế thế giới mặc dù có dấu hiệu đang ra khỏi khủng hoảng, nhưng một số quốc gia lại gặp khó khăn mới như nợ công, có nước nợ công lên tới 125% GDP. So sánh tương quan và trong điều kiện sản xuất kinh doanh trong nước còn khó khăn thì tốc độ tăng 6,16% GDP của Việt Nam trong 6 tháng qua là cao.
 
Điều đáng nói là cả 3 khu vực đều tăng trưởng. Giá trị tăng thêm của nông nghiệp tăng tới 3,31%, công nghiệp xây dựng tăng 6,5% và khu vực dịch vụ tăng 7,05%.

Bên cạnh đó, GDP trong nước có xu hướng quí sau tăng cao hơn quí trước. Ví dụ, quí I tăng 5,83%, nhưng ước quí II tăng 6,4% và bằng 109,8% tốc độ tăng của quí I.

Ngoài ra, điểm đáng mừng là xuất khẩu cũng bắt đầu tăng mạnh từ tháng 4 trở lại và tới nay, đã đạt tốc độ tăng tới 15,7%.

Ông Thức cho rằng, với diễn biến khả quan này, có thể tin rằng, GDP sẽ tăng cao hơn trong 6 tháng cuối năm, nền kinh tế trong nước đang phục hồi nhanh.

Điểm sáng thứ hai, theo ông Thức đó là chỉ số CPI thấp không ai ngờ tới. Tổ điều hành thị trường trong nước từng dự báo, CPI tháng 6 có thể tăng 0,30- 0,37%, nhưng thực tế, chỉ tăng 0,22%.

Ông phân tích, quí II, mức tăng bình quân CPI theo tháng đã giảm xuống còn  0,21% so với 1,35% bình quân tháng của quí I. Mức tăng này bằng 15,6% mức tăng bình quân tháng trong quí I và bằng một nửa mức tăng bình quân tháng trong quí II.

Đó là thành công đáng ghi nhận của Chính phủ trong nỗ lực ngăn ngừa lạm phát, với những biện pháp bình ổn giá vừa qua
 
Đáng lo nhất là nhập siêu và giá cả

Mặc dù lạc quan khi đưa ra các đánh giá và dự báo, trên nhưng theo các chuyên gia của Tổng cục Thống kê, có nhiều rủi ro mà các nhà làm chính sách phải rất lưu tâm trong 6 tháng tới.

Ông Bùi Bá Cường, Vụ trưởng Vụ Tài khoản quốc gia cho rằng, với mức nhập siêu hàng hóa chiếm tỷ trọng tới 21% kim ngạch xuất khẩu, và so với GDP, chiếm 15% là vấn đề rất đáng lo ngại.

Trước đó, theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cán cân tổng thể đã có cải thiện nhất định, khi năm ngoái, 6 tháng đầu năm, là âm 3,3 tỷ USD, nhưng 6 tháng đầu năm nay là âm 2,84 tỷ USD. Nhưng cơ quan này cũng lưu ý, mức nhập siêu mà vượt ngưỡng tỷ trọng 20% và duy trì xu hướng đó từ tháng 7- 12 thì cuối năm, cán cân thanh toán tổng thể sẽ vẫn thâm hụt lớn.

Ngoài ra, một yếu tố không thể bỏ qua, là việc Trung Quốc đã tuyên bố tăng tỷ giá đồng Nhân dân tệ từ tháng 6. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ nước này là rất lớn, tới 9,1 tỷ USD. Trong 6,7 tỷ USD nhập siêu hàng hóa 6 tháng qua thì tới 6 tỷ USD là nhập siêu từ thị trường Trung Quốc. Do đó, tăng giá đồng Nhân dân tệ cũng sẽ tạo ra sức ép trong việc làm gia tăng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.

Tuy nhiên, ngăn ngừa nhập siêu cũng phải rất “khôn khéo”. Ông Cường nói, vì thủ phạm nhập siêu tính đến nay lại không phải là hàng tiêu dùng. Tới 93% nhập siêu là nhập máy móc, thiết bị. nguyên vật liệu, trong đó, tư liệu sản xuất chỉ chiếm 20%.

Do đó, nếu kiềm chế nhập khẩu nhóm hàng này thì có thể, lại ảnh hưởng sản xuất. Vị chuyên gia này nhấn mạnh, các nhà làm chính sách thương mại phải rất khôn ngoan khi làm sao, hạn chế nhập siêu nhưng vẫn phải phục vụ tốt cho sản xuất.

Vấn đề nguy cơ giá cả tăng cao cũng không thể lơ là, bởi lương tối thiểu tăng lên sẽ là một trong những nguyên nhân tăng giá cả sau này. Hiện, lượng tiền mặt cung ứng ra thị trường đã tăng hơn 20%, qua từng tháng cụ thể, đang có dấu hiệu tăng dần.

Với dẫn chứng này, ông Đỗ Thức cảnh bảo, nếu đà tăng này tiếp diễn ở 6 tháng cuối năm thì lượng cung tiền sẽ cao hơn và CPI cũng sẽ tăng.

Một khó khăn khác được Tổng cục Thống kê nhấn mạnh là, nền kinh tế Việt Nam cần một hạ tầng điện tốt hơn. Thực tế vừa qua cho thấy, mặc dù sản xuất điện tăng mạnh, nhưng nhu cầu tiêu dùng điện còn tăng gấp đôi. Nếu ngành điện không điều tiết hợp lý việc sản xuất và tiêu dùng, thiếu điện kéo dài, sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới sản xuất và nền kinh tế nói chung.

Một số chỉ tiêu kinh tế đạt được 6 tháng đầu năm:

GDP tăng 6,16%. Giá trị sản xuất nông, lâm thủy sản tăng 5,3%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,6%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 26,7%.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 8,4 tỷ USD, bằng 80,9% cùng kỳ 2009. Giải ngân vốn FDI đạt 5,4 tỷ USD, tăng 5,9%.

Xuất khẩu đạt 32,1 tỷ USD, tăng 15,7%. Nhập khẩu hàng hóa ước đạt 38,9% USD, tăng 29,4%. Nhập siêu hàng hóa ước tính 6,7 tỷ USD, bằng 20,9% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm tăng 8,75% so với bình quân 6 tháng 2009. CPI tháng 6 tăng 4,78% so với tháng 12/2009.

  • Phạm Huyền//VietNamNet

 

  • Chuyển đổi DN Nhà nước: Không làm kiểu "bình mới rượu cũ"
  • Vào năm 2020: 80% tỉnh, thành phố có cơ sở y học hạt nhân
  • Nhận diện 4 khó khăn của sản xuất
  • Làm gì để tăng năng suất lao động ?
  • Tìm biện pháp quản lý chặt chẽ hàng nhập khẩu
  • Nhiêu khê quy trình hợp quy
  • Phát triển kinh tế các tỉnh dải ven biển miền trung - Bài 1: Tăng tốc phát triển kinh tế
  • Phát triển kinh tế các tỉnh dải ven biển miền trung BÀI 2:Nhiều khó khăn, thách thức
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi