Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lập “đội đặc nhiệm” về xếp hạng tín nhiệm cho Việt Nam

picture 
Vào tháng 8 năm nay, Standard & Poor’s đã hạ xếp hạng tín dụng nội tệ của Việt Nam từ BB xuống BB-.

Bộ Tài chính vừa quyết định lập một tổ công tác thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động xếp hạng tín nhiệm quốc gia, đứng đầu là Thứ trưởng Trương Chí Trung.

Văn bản số 3074/QĐ-BTC do Bộ trưởng Vương Đình Huệ ký ban hành ngày 20/12 về việc thành lập tổ công tác diễn ra trong bối cảnh bảo hiểm rủi ro vỡ nợ trái phiếu (CDS) của Việt Nam tăng điểm trong vài năm gần đây.

“Diễn biến chung là có tăng một chút, phù hợp với việc một số định chế kỹ thuật cũng đánh giá xấu đi”, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương Võ Trí Thành trả lời nhanh VnEconomy.

Trong khi đó, vào tháng 8 năm nay, Standard & Poor’s đã hạ xếp hạng tín dụng nội tệ của Việt Nam từ BB xuống BB- với công bố chính thức về nguyên nhân hạ là do hãng này thay đổi các cơ sở tính toán đối với xếp hạng tín nhiệm nợ quốc gia.

Trước đó, năm 2010 Moody's cũng đã hạ bậc tín nhiệm của Việt Nam xuống mức tiêu cực, do những rủi ro tiềm ẩn và tính kém hiệu bền vững của nền kinh tế và năm lực tài chính quốc gia…
 
Theo Cục trưởng Cục Tài chính đối ngoại (Bộ Tài Chính) Nguyễn Thành Đô, nhiều nước hiện rất quan tâm cải thiện hình ảnh đất nước của mình để tăng hệ số tín nhiệm quốc gia, và từ đó khi đi vay sẽ có được lãi suất, phí thấp hơn, điều kiện vay dễ dàng hơn.

Ông nhìn nhận, hiện những thông tin ra thị trường thế giới của Việt Nam còn ít, chưa cập nhật nên bản thân những doanh nghiệp, giới đầu tư quốc tế rất thiếu thông tin về Việt Nam.

“Thường là người ta vẫn kêu mình thiếu minh bạch, thiếu nhiều số liệu, khi yêu cầu cung cấp thì mình không cung cấp được…”, ông Đô nói vậy trong một lần trả lời VnEconomy tháng 8 năm nay.

Trở lại với văn bản mới ban hành của Bộ Tài chính, tổ công tác khi được thành lập sẽ có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện đề án nâng cao mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia; thu thập, cung cấp, trao đổi thông tin, số liệu phục vụ cho công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia; tham gia các buổi làm việc trực tiếp với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm; đóng góp ý kiến cho các dự thảo báo cáo về Việt Nam do các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đưa ra nhằm phản ánh trung thực, khách quan về mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam.

Cũng văn bản này giao nhiệm vụ cho tổ công tác theo dõi và cập nhận những ý kiến nhận xét của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm về Việt Nam cũng như về các quốc gia khác để có những đề xuất về giải pháp tăng cường mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia; quyết định lựa chọn tổ chức tài chính nước ngoài có uy tín, kinh nghiệm để thực hiện việc tư vấn xếp hạng tín nhiệm cho Việt Nam.

Ngoài ra, tổ công tác cũng có nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền, chủ động trao đổi, giải thích và trả lời các câu hỏi của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, cũng như các nhà đầu tư quốc tế về thực trạng kinh tế xã hội, định hướng chỉ đạo điều hành và cải cách chính sách của Việt Nam, nhằm góp phần nâng cao hệ số tín nhiệm của quốc gia.

Văn bản 3074 còn cho biết, kinh phí cho các hoạt động liên quan tới xếp hạng tín nhiệm quốc gia được bố trí trong kế hoạch chi ngân sách nhà nước hàng năm. Văn bản có hiệu lực kể từ ngày ký.

(Theo Vneconomy)

  • Thưởng Tết năm nay khó được như năm ngoái
  • Bộ Tài chính nói gì về kết quả kiểm tra doanh nghiệp xăng dầu?
  • Đến 2020: Kênh bán lẻ hiện đại nắm 40% thị phần
  • Vốn cho doanh nghiệp: Rất thiếu và rất… nhiều!
  • Tạm dừng lập mới tập đoàn nhà nước?
  • Giá điện cho ngành thép và xi măng: Phải tính lại
  • Tháng khuyến mãi, được gì?
  • Không tăng giá xăng dầu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi