Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

CPI tháng 2 TP HCM tăng 1,61%

Tất cả nhóm hàng đều đắt đỏ hơn tháng đầu năm, ít nhất 0,01% và nhiều nhất là 3,45%, đẩy chỉ số giá tiêu dùng tháng Tết ở TP HCM lên 1,61%.

Sau 2 tháng, CPI TP HCM đã tăng 2,63% và nhìn về cùng tháng năm trước vọt lên 9,22%.

CPI tháng 2 nằm trong khoảng thời gian trước, trong và sau Tết. Đây cũng là thời điểm giá hàng hóa leo thang nhiều nhất và diễn ra ở tất cả các mặt hàng.

Trong đó, đồ uống và thuốc lá tăng mạnh nhất (3,45%), kế đến là văn hóa giải trí và du lịch (2,58%), hàng ăn và dịch vụ ăn uống (2,48%), nhóm hàng hóa dịch vụ khác nói chung cũng có mức tăng trên 2%. Đây là những mặt hàng có sức tiêu thụ cao trong tháng Tết.

Theo nhận định của Cục thống kê TP HCM, tốc độ tăng giá năm nay của một số nhóm hàng thiết yếu cho tiêu dùng Tết cao hơn hẳn năm ngoái.

Trong nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn trong rổ tính CPI là hàng ăn và dịch vụ ăn uống, thực phẩm vượt trên 3% so với tháng đầu năm, bởi giá cả thịt gia súc, rau củ quả, thủy hải sản... đắt gấp nhiều lần so với ngày thường. Một số loại thực phẩm đến sau Tết vẫn còn neo ở mức cao, khiến bữa ăn gia đình đội chi phí vì giá đắt đỏ.

Việc vàng, USD lên cơn sốt đã gián tiếp tác động tới giá cả nhiều mặt hàng. Trong khi đó, giá điện tăng 15,28% từ tháng 3 càng tạo áp lực tăng giá hàng hóa trong thời gian tới.

(VnExpress)

  • Bến Tre: Giá mua quá thấp, tồn đọng 30.000 tấn muối
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Tăng tỷ trọng công nghiệp lên hơn 30% năm 2011
  • TPHCM kiến nghị bổ sung chế tài xử phạt hành vi lấn chiếm lòng đường
  • Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh thu hút đầu tư
  • Hà Nội: Hối hả xuống đồng cấy lúa xuân
  • Khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế vùng Tây bắc
  • Thừa Thiên-Huế: Rà soát lại đầu tư vào Cảng Chân Mây
  • Lâm Đồng xử lí chặt các doanh nghiệp FDI khai lỗ giả
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi