Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hơn 124.000ha canh tác thủy sản ở Bạc Liêu đem lại hiệu quả

Triển khai các chương trình, mô hình khuyến khích nuôi trồng thủy sản, năm 2010, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu có nhiều chuyển biến đáng kể, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Thu hoạch tôm - Ảnh minh họa

Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu có tổng diện tích đất canh tác thủy sản trên 124.000 ha, trong đó 9.200 ha tôm công nghiệp và bán công nghiệp, diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) 126.000 ha.

Các chương trình, mô hình nuôi trồng thủy sản được thực hiện đã đạt hiệu quả cao trong năm qua như: Mô hình nuôi cá bống tượng với qQuy mô toàn tỉnh là 95,65 ha diện tích mặt nước ao nuôi đạt tổng thu nhập từ 200 – 300 triệu đồng/1000m2/năm; Mô hình nuôi cá kèo công nghiệp trên diện tích 342,22 ha cho tổng thu nhập khoảng 150 - 240 triệu đồng/ha/năm; Mô hình nuôi tôm công nghiệp theo hướng vi sinh trên diện tích 7.300,75 ha đem lại tổng thu nhập từ 200 – 300 triệu đồng/ha/năm;...

Nét nổi bật trong nuôi trồng thủy sản năm 2010 ở tỉnh Bạc Liêu là diện tích nuôi ngày càng mở rộng; tập trung vào các loài nuôi có giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao, phục vụ cho thị trường tiêu dùng nội địa và xuất ra ngoài tỉnh.

Thời gian tới, ngành thủy sản tỉnh Bạc Liêu sẽ tập trung xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh tôm, cá năm 2011; mở rộng mô hình hợp tác xã làm dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh đó, hướng dẫn bà con ứng dụng quy trình nuôi theo hướng bền vững theo 3 cấp độ để giảm chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản nuôi trồng, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

 

(Theo Vĩnh Thanh/chinhphu.vn)

  • Hà Nội: Hơn 10.000 lượt ca trực đảm bảo điện dịp Tết
  • CPI tháng 1 tại Tp.HCM tăng 1,01%
  • Sản xuất công nghiệp Long An tháng 1 tăng 21% so với cùng kỳ năm trước
  • Bắc Ninh đặt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 15% năm 2011
  • Long An: Xăng dầu “chảy” qua biên giới
  • An Giang: Phát triển kinh tế biên mậu
  • Đắc Lắc: Khai tử các doanh nghiệp “ăn xổi” tài nguyên rừng
  • Hà Nội: 30% xe buýt không đạt chuẩn khí thải
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi