Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TPHCM: Hàng chục ngàn chủ nhà trọ không tăng giá

Đã hai năm nay chị Thanh ở trong khu trọ của nhà ông Hồ Hải (quận 7) nhưng chưa một lần chủ trọ này yêu cầu tăng giá Ảnh: L.N.

Bất chấp giá cả các mặt hàng nhảy múa, hàng chục nghìn chủ nhà trọ ở TPHCM vẫn không tăng giá điện, nước và giá thuê phòng. Việc làm này của họ không chỉ giúp hàng nghìn công nhân và lao động nghèo thoát khỏi cảnh chật vật.

Giá nhà trọ nhích lên từng ngày nhưng từ hơn một năm nay, bà Lê Thị Thanh Hoa, 59 tuổi, chủ khu nhà trọ gần 40 phòng của mình tại khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức chưa bao giờ tăng giá dù chỉ là 1.000 đồng.

“Tôi cho thuê phòng trọ cho gần 150 công nhân và dân lao động nghèo sinh sống với giá 350.000 - 400.000 đồng/tháng. Nhiều người cứ bảo đâu đâu cũng tăng giá phòng, sao chị không tăng nhưng tăng sao được, mình bớt lời một chút có làm sao, còn họ đã phải chật vật với cơm áo gạo tiền rồi”- bà Thanh Hoa nói.

Bà Hoa cho biết, năm 2005, khi thấy lượng công nhân và dân nhập cư lớn, ai ai cũng mở phòng trọ cho thuê, giá mỗi nơi mỗi kiểu. “Thấy công nhân vất vả, lương thấp, phải bươn chải ngày đêm, tôi bàn với Hội Liên hiệp phụ nữ phường quyết định thành lập câu lạc bộ nhà trọ với 16 người, quản lý hơn 200 phòng. Từ đó đến nay đều cam kết không tăng giá” - bà Hoa kể lại. Không chỉ 16 chủ nhà trọ ở phường đều cam kết không tăng giá, họ còn giúp đỡ nhiều công nhân tạo quỹ để giúp đỡ lẫn nhau.

Từ năm 2011, khi giá cả tăng lên, cũng là lúc hơn 7.000 hộ kinh doanh nhà trọ ở quận Bình Tân thực hiện đăng ký không tăng giá phòng cho thuê trong năm 2011 với Liên đoàn Lao động quận này. “Nếu giá nhà trọ cũng tăng như giá bó rau, con cá nữa thì công nhân và lao động nhập cư nghèo sẽ khó khăn lắm” - ông Hoài, chủ 50 phòng trọ ở tỉnh lộ 10 cho biết.

Theo Liên đoàn Lao động Bình Tân, hiện 10 phường của quận có 7.819 hộ kinh doanh nhà trọ với 68.018 phòng trọ, giải quyết chỗ ở cho 216.000 công nhân nhập cư, vì vậy việc nói không với tăng giá phòng trọ sẽ giúp cho số lao động này rất nhiều trong thời bão giá hiện nay.

Trong khi đó, sau một tháng thực hiện không tăng giá nhà trọ, gần 6.000 chủ kinh doanh nhà trọ tại quận Thủ Đức tham gia rất tích cực. Còn tại huyện Bình Chánh nơi có 600 khu nhà trọ với gần 25.000 công nhân, lao động sinh sống cũng được mua điện, nước đúng giá và chủ nhà trọ cũng cam kết giúp đỡ công nhân khi không tăng giá đến hết năm 2011.

“Tháng trước nhiều chủ trọ vẫn còn tăng giá, nhưng sau khi tuyên truyền, vận động họ cũng đã cam kết không tăng giá” - ông Nguyễn Hoài Phương, chủ khu trọ ở khu công nghiệp Lê Minh Xuân cho biết. Còn ông Hồ Hải - chủ 20 phòng trọ trên đường Bùi Văn Ba, phường Tân Thuận Đông, quận 7 cho biết: “Từ nhiều năm nay, chúng tôi đã cố gắng chia sẻ khó khăn với công nhân tại đây khi vẫn giữ mức cho thuê phòng 20m2 với giá 500 nghìn đồng/tháng. Gia đình tôi chỉ có thể giúp họ bằng việc không tăng giá điện, nước, tiền phòng”. Thấy cách làm của ông Hải, nhiều chủ nhà trọ tại đây cũng hưởng ứng theo.

Theo ông Trương Lâm Danh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TPHCM, tính đến thời điểm này, TPHCM có 30.906 hộ, kinh doanh nhà trọ đăng ký không tăng giá thuê phòng đến hết năm 2011. Ông Danh cho biết, những hộ kinh doanh không tăng giá thuê nhà, cơ quan chức năng sẽ không tăng thuế, không tăng phí thu gom rác và tăng định mức giá điện cho những nhà trọ có yêu cầu. “Họ thực sự là những người có tâm, biết chia sẻ với nhiều người trong thời buổi khó khăn” - ông Danh nhận xét.

(Theo Tienphong Online)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi