Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đại biểu Quốc hội muốn NHNN ngày càng độc lập hơn

Nhiều đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận tại hội trường hôm 16-11 đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải được giữ vai trò độc lập hơn trong các vấn đề điều hành chính sách tiền tệ nếu Luật Ngân hàng (sửa đổi) được thông qua vào giữa năm 2010.

Phân định rõ vai trò của NHNN

Nguyên Thống đốc NHNN Cao Sỹ Kiêm bày tỏ quan điểm đồng tình với Ủy ban kinh tế Quốc hội yêu cầu phải phân định rõ vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của Quốc hội, Chính phủ và NHNN trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ.

Ông Kiêm đề nghị phải chú ý đến hành lang pháp lý và điều kiện để NHNN có thể đảm bảo tham mưu cũng như triển khai cụ thể các chính sách tiền tệ trên những định hướng mà nền kinh tế đã đặt ra.

Đại biểu Nguyễn Đình Quyền, ủy viên Ủy ban pháp luật của Quốc hội, đề nghị luật phải xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản của NHNN đối với các ngân hàng thương mại.

Theo ông Quyền, với chủ trương định hướng của Bộ Chính trị đã đề ra trước đó về việc NHNN phải tiến tới vai trò  ngân hàng trung ương độc lập thì việc sửa luật lần này đáng lẽ phải giảm bớt các chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ ngân hàng và tăng cường các chức năng là một ngân hàng trung ương độc lập theo đúng định hướng.

“Nhưng trong luật hiện hành quy định 18 nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN, cùng với việc bổ sung thêm 10 nhiệm vụ, quyền hạn nữa hầu hết liên quan đến chức năng quản lý nhà nước. Như vậy là đi sai định hướng đã đặt ra”, theo ý ông Quyền. Ví dụ như việc giám sát, can thiệp vào các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm tiền gửi hiện đang thuộc chức năng quản lý của Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán nhà nước phù hợp hơn chuyển qua NHNN quản lý thay.

Đại biểu Đặng Thị Mỹ Hương (Đà Nẵng) nói rằng bà đồng ý với mức độ độc lập của NHNN phụ thuộc vào thể chế chính trị, năng lực của chính NHNN. Tuy nhiên, bà phân tích, vấn đề thâm hụt ngân sách, lạm phát đã trở nên nóng và là một trong những nguyên nhân gây bất ổn kinh tế vĩ mô. “Do vậy, tôi nghĩ rằng chúng ta phải đặt ưu tiên cho việc đẩy nhanh hơn nữa tính tự chủ của NHNN”, bà nói.

Theo bà Hương, từ kinh nghiệm của các thị trường mới nổi và các nước có môi trường chính trị gần giống Việt Nam thì tính độc lập của NHNN cần phải được gia tăng để hạn chế việc NHNN cấp tín dụng cho Chính phủ trong bất kỳ trường hợp nào.

Để tránh ảnh hưởng đến các vấn đề về lạm phát, bội chi ngân sách khó kiểm soát, bà Hương đề xuất: “Trong điều kiện của Việt Nam chưa thể bãi bỏ hoàn toàn quan niệm này thì cũng phải quy định vào luật một cơ chế bão lãnh chặt chẽ bằng việc xác định một hạn mức tối đa mà NHNN được cấp tín dụng, được bảo lãnh cho Chính phủ và hạn mức này phải do Quốc hội quyết định”.

Tranh luận xung quanh việc bỏ lãi suất cơ bản và trần lãi suất

Dự thảo Luật Ngân hàng Nhà nước (sửa đổi) có đề xuất quy định về việc bỏ lãi suất cơ bản và trần lãi suất như các công cụ đang được NHNN dùng để điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất hiện hành.

Nhiều đại biểu Quốc hội, nhất là các đai biểu ở Ủy ban tư pháp và Ủy ban pháp luật đề nghị phải làm rõ những sửa đổi này, nếu không sẽ dẫm chân lên nhiều bộ luật khác.

Theo bà Lê Thị Nga (đại biểu Thái Nguyên), trong các lần sửa đổi luật gần đây, ví dụ như khi Quốc hội sửa điều 476 Bộ luật dân sự theo hướng nâng trần lãi suất cho vay bằng 200% lãi suất cơ bản, Ủy ban pháp luật của Quốc hội đã không đồng ý và khẳng định rằng nguyên nhân của những vi phạm trong thời gian qua của các ngân hàng thương mại trong việc cho vay vượt trần lãi suất, không phải do lỗi của quy định về lãi suất cơ bản trong Luật Ngân hàng Nhà nước hay điều 476 của Bộ luật dân sự, mà do chính NHNN chưa làm tròn trách nhiệm, chưa sử dụng tốt công cụ này để điều tiết ổn định thị trường tiền tệ.

“Sau 4 lần Thường vụ Quốc hội không thông qua việc sửa đổi này, NHNN lấy danh nghĩa Chính phủ chọn một giải pháp khác là bỏ quy định về lãi suất cơ bản mà tờ trình không hề có một lời giải thích với Quốc hội là không được”, bà Nga nói.

Hay như Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đưa các tổ chức tín dụng thoát khỏi trần lãi suất trong Bộ luật dân dự. “Cả hai dự thảo này đều để một van khóa rất mù mờ là trong trường hợp cần thiết hoặc trường hợp có diễn biến bất thường của thị trường thì NHNN có quy định về cơ chế xác định lãi suất của các tổ chức tín dụng”. Làm như thế, theo bà Nga là khó kiểm soát được thị trường lãi suất.

Do vậy, bà đề nghị muốn bỏ quy định về lãi suất cơ bản trong luật lần này, Chính phủ phải giải thích được rõ ràng vì sao bỏ, bỏ thì được gì mà mất gì, có gây mâu thuẫn gì trong hệ thống pháp luật không và đề nghị cả các cơ quan tư pháp như tòa án, viện kiểm sát phân tích rõ nếu việc bỏ như thế có gây bế tắc cho hoạt động tư pháp không; vì theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành, việc cho vay nặng lãi của các tổ chức tín dụng và trong dân cư bị xem là một tội bị pháp luật xử lý.

Rất nhiều đại biểu khác tán thành những đề xuất của bà Nga hoặc đề nghị cần có biện pháp hữu hiệu khác để thay thế hoặc không bỏ lãi suất cơ bản.

(Theo Ngọc Lan // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Ổn định chính trị-XH quan trọng hơn kích thích tài chính
  • Cần giảm thuế cho doanh nghiệp xây nhà ở xã hội
  • Đảm bảo đời sống nhân dân vùng thủy điện Lai Châu
  • Xây nhà máy điện hạt nhân phải đảm bảo an toàn
  • Nâng cao tính chủ động của Ngân hàng Nhà nước
  • Xử lý dứt điểm các tập đoàn, tổng công ty lỗ lớn
  • Quốc hội thảo luận sửa đổi luật tổ chức tín dụng
  • "Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi