Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dệt may 2009: chưa hết khó khăn và thách thức

 

Do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, ngành dệt may Việt Nam tiếp tục hứng chịu nhiều rủi ro.
 

Nếu như trong khoảng thời gian đầu năm 2008, ngành dệt may đã đạt được những bước tăng trưởng khá mạnh thì cuối năm 2008, đầu năm 2009, dệt may Việt Nam lại vấp phải những khó khăn, thách thức. Nếu không có những hướng giải quyết kịp thời thì những hệ lụy của nó là không thể lường trước.


Theo số liệu của Bộ Công thương đầu năm nay cho thấy, ngay trong dịp Tết vừa qua, là thời điểm thu hút khách hàng mua sắm song nhiều công ty may mặc đã bị thất thu khá nặng. Tính trong tháng Giêng, mặt hàng quần áo người lớn chỉ bán được khoảng 94% so với cùng kỳ năm ngoái.


Do tình trạng đơn đặt hàng bị giảm mạnh, nên đã có một số doanh nghiệp tại Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Long An… phải ngưng hoạt động. Đi kèm theo đó là công ăn việc làm của hàng loạt công nhân may mặc cũng bị ảnh hưởng.


Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hội Dệt may TP.HCM cảnh báo về vấn đề phá sản đang diễn ra với các doanh nghiệp có sức đề kháng yếu kém, đầu tư dàn trải nhiều ngành nghề ngoài dệt may. Ông còn cho rằng, sắp tới Việt Nam sẽ bị tác động, trong đó chắc chắn lĩnh vực dệt may sẽ bị thiệt hại nặng.


Ông Ngô Đăng Tiến, Trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc Công ty cổ phần may Việt Thắng, Hồ Chí Minh cho biết: “Sức tiêu thụ của thị trường Mỹ, châu Âu giảm nên dĩ nhiên đơn đặt hàng may của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường ấy cũng bị giảm theo. Các nhà máy hiện ít đơn hàng hơn. Lượng hàng hiện giờ giảm 20 - 30%”.


Đứng trước những khó khăn mà các công ty, doanh nghiệp dệt may đang gặp phải, Chính phủ cũng đã trợ giúp bằng cách bù lãi suất cho các doanh nghiệp làm hàng và cho vay vốn lưu động. Một số công ty cũng nhanh nhạy chuyển hướng giảm bớt mức lệ thuộc vào thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu và quay sang chú trọng đến những thị trường mới như Trung Đông, châu Phi. Tuy nhiên, đây cũng chỉ được xem là một bước thay đổi nhỏ, còn khó khăn trước mắt thì còn cần nhiều thời gian mới giải quyết được.


Theo nhận định của các chuyên gia, tình hình dệt may Việt Nam sẽ còn gặp rắc rối hơn nữa khi giá hàng hoá tại các thị trường nhập khẩu chủ chốt như Mỹ, châu Âu cắt giảm 20%. Riêng Mỹ giảm nhập hàng dệt may Việt nam tới 15%. Điều này có nghĩa là hàng dệt may Việt Nam sẽ gặp phải sức cạnh tranh gay gắt ở thị trường nước ngoài trong thời gian tới./.

 

(Theo TTX)

  • Doanh nghiệp dệt may liên kết chặt chẽ hơn để tồn tại
  • "Người khổng lồ" thời trang Italy xin phá sản
  • VN sẽ vượt Ấn Độ về xuất khẩu hàng may
  • Ngành da Pakistan kêu gọi Chính phủ hỗ trợ
  • Nhập khẩu bông vào Trung Quốc tháng 1 giảm 50%
  • Trung Quốc: Các nhà sản xuất giày đối mặt với nhiều thử thách
  • Ấn Độ hỗ trợ ngành dệt may
  • Tình hình xuất khẩu quần áo da của Trung Quốc năm 2008
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container