Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp FDI đầu tư mạnh vào dệt may cao cấp để “đón đầu” TPP

Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, sản xuất xơ, sợi nước ngoài (doanh nghiệp FDI) tìm đến xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam với quy mô vốn đầu tư lớn.

Doanh nghiệp FDI đầu tư mạnh vào dệt may cao cấp

Doanh nghiệp FDI đầu tư mạnh vào dệt may cao cấp

Mục đích là để “đón đầu” Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Theo Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP Hồ Chí Minh (Hepza), ngành nghề được các nhà đầu tư FDI đầu tư mạnh vào các KCN-KCX thuộc lĩnh vực dệt may cao cấp (chiếm 82,44% tổng vốn đầu tư) của các doanh nghiệp FDI đầu tư vào các lĩnh vực…

Theo đánh giá của các chuyên gia, khi Việt Nam gia nhập TPP thì ngành hưởng lợi nhiều nhất là dệt may. Khi đó, thuế suất xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam được đưa xuống 0% khi vào Mỹ - thị trường lớn nhất của Việt Nam trong các nước tham gia TPP. Để được hưởng các ưu đãi thuế từ TPP, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam phải tuân thủ xuất xứ “từ sợi trở đi”, tức là từ sợi, vải, cắt - may tại các nước TPP.

Với nguyên tắc này, dù thuế nhập khẩu vào các nước TPP giảm xuống còn 0% thì Việt Nam cũng không được hưởng lợi gì, do ngành dệt may Việt Nam phải nhập khẩu 90% nguyên liệu, chủ yếu từ Trung Quốc (không thuộc khối TPP). Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI nhận thức rõ điểm yếu này của doanh nghiệp Việt Nam, nên tận dụng cơ hội này đã và đang xúc tiến tìm hiểu để xây dựng nhà máy sản xuất thuộc lĩnh vực may mặc tại Việt Nam.

Theo Hepza, tính đến ngày 30/6, tổng vốn đầu tư thu hút kể cả cấp mới và điều chỉnh đạt 333,47 triệu USD, đạt 60,63% kế hoạch, tăng 55,49% so cùng kỳ năm 2013. Trong đó, đầu tư FDI có tổng vốn thu hút đạt 264,67 triệu USD (tăng 80,69% so cùng kỳ). Trong đó, ngành nghề được các nhà đầu tư FDI quan tâm nhất thuộc lĩnh vực dệt may cao cấp (chiếm 82,44% tổng vốn đầu tư), tương đương khoảng 200 triệu USD.

Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, Hepza đã tiếp nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến để tìm hiểu về chính sách và môi trường đầu tư tại các KCX-KCN TP Hồ Chí Minh.Ông Trần Việt Hà, Trưởng phòng Quản lý đầu tư Hepza cho rằng, với dự báo thị trường dệt may toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,5% (số liệu từ Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh) cùng với việc ký kết TPP, đến nay các nhà đầu tư nước ngoài đã có những dự án đầu tư lớn trong lĩnh vực dệt may cao cấp tại các KCX-KCN thành phố, mục đích là để “đón đầu” TPP.

Các dự án trong lĩnh vực dệt may cao cấp hiện đang triển khai như: Dự án sản xuất dệt vải cao cấp Công ty TNHH Sheico Việt Nam (đầu tư 50 triệu USD); Dự án sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp của Công ty TNHH Worldon Việt Nam (đầu tư 140 triệu USD) với dây chuyền sản xuất công nghệ từ khâu thiết kế thời trang đến thành phẩm; Dự án thành lập trên diện tích 45ha tại KCN Đông Nam, chuyên sản xuất các sản phẩm cao cấp, chủ yếu là đồ thể thao cho các thương hiệu có tiếng trên thế giới như Nike, Adidas, Puma....

Ngoài TP Hồ Chí Minh, tại các địa phương khác, “làn sóng” đầu tư mạnh vào lĩnh vực dệt may cao cấp cũng đang được doanh nghiệp FDI quan tâm. Trong khi đó, các doanh nghiệp ngành dệt và may mặc trong nước phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, môi trường đầu tư còn hạn chế (vì các địa phương không chấp nhận cho xây dựng nhà máy nhuộm do sợ ô nhiễm), nên khả năng cạnh tranh kém.

Hiện, chỉ có một số ít doanh nghiệp lớn ngành may mặc Việt Nam có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI trong cuộc “chạy đua” này như: Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), hiện tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu của Vinatex đạt hơn 50%, và nhiều dự án sợi, dệt nhuộm của Vinatex đã đi vào hoạt động; Tổng Công ty 28 (Agtex) cũng đang hợp tác với một tập đoàn sản xuất vải len hàng đầu của Nhật Bản đầu tư nhà máy sản xuất tại Việt Nam, và Agtex cũng đang mở rộng thêm nhiều nhà máy sản xuất tại Đà Nẵng, Quảng Ngãi; Công ty CP SX-TM May Sài Gòn (Garmex), hiện đã đầu tư, mở công ty tại Mỹ để bán hàng trực tiếp ở thị trường này…

 

Theo Thúy Hà Theo Công An

  • Năm nay đầy ắp đơn hàng dệt may
  • Bangladesh và bài học từ ngành dệt may Việt Nam
  • Đã có đơn hàng dệt may sang Nhật
  • Dệt may nhỏ: 'Chết' gần hết
  • Việt Nam có thể thành trung tâm sản xuất len lớn
  • Nghịch lý bông sợi
  • Dệt may 'ăn đong' thời khủng hoảng
  • Thương hiệu thời trang Việt: Nỗ lực 'quẫy đạp' trên sân nhà
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container