Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mua 50.000 tấn gạo dự trữ quốc gia năm 2010

Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Bộ Tài chính mua 50.000 tấn gạo để bổ sung lương thực dự trữ quốc gia năm 2010. Việc mua gạo dự trữ này vừa để đảm bảo nguồn dự trữ quốc gia, vừa có tác dụng đối với giá gạo trên thị trường hiện nay.

Việc mua gạo dự trữ góp phần bình ổn giá lúa vụ Đông Xuân

Kinh phí mua gạo dự trữ được trích từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2009 là 30 tỷ đồng và 420 tỷ đồng chưa sử dụng trong tổng số vốn 1.300 tỷ đồng từ nguồn dư dự toán và tăng thu ngân sách Trung ương năm 2008 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng chỉ đạo bổ sung 35,2 tỷ đồng từ dự toán chi sự nghiệp kinh tế thuộc ngân sách trung ương năm 2009 đã được Quốc hội phê duyệt để chi phí cho việc nhập, bảo quản và sửa chữa kho (bao gồm cả thanh toán nợ khối lượng năm 2009).

Trước đó, sáng 25/2, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cũng đã chỉ đạo 30 doanh nghiệp (DN) thành viên mua 1 triệu tấn gạo dự trữ để bình ổn giá lúa vụ đông xuân tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch VFA cho biết, theo kế hoạch, trong tháng 3, các DN sẽ mua 600.000 tấn gạo và 400.000 tấn còn lại sẽ được mua hết trong tháng 4 vừa đúng thời điểm người dân ĐBSCL kết thúc thu hoạch vụ Đông Xuân. “Đây là lượng gạo mua để dự trữ, chưa kể lượng gạo các DN mua để kinh doanh khi có hợp đồng xuất khẩu trong thời gian trên” - ông Bảy cho biết.

Do xuất khẩu trầm lắng, hiện giá lúa được các công ty mua tại kho là 4.200-4.300 đồng/kg, giảm trên 1.000 đồng/kg so với đầu năm.

Tính đến ngày 25/2, Việt Nam xuất khẩu được 632.000 tấn/2.481.000 tấn đã ký trong 2 tháng đầu năm. Dự kiến quý 1 năm nay, VFA sẽ xuất khẩu khoảng 1,2 triệu tấn gạo, giảm 400.000 tấn so với quý 1/2009, với giá giao hàng tại cảng (FOB) trung bình 483,5 đô la Mỹ/tấn, tăng 83 đô la Mỹ/tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo chỉ đạo của VFA, các DN thành viên căn cứ vào tình hình thực tế thị trường để quyết định giá mua lúa gạo, nhưng không được mua với giá thấp hơn 4.000 đồng/kg lúa tại kho đối với lúa khô đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

VFA cho biết tình hình xuất khẩu gạo đang trầm lắng. Trong tháng 2/2010, Việt Nam xuất khẩu 350.000 tấn gạo, giảm 45% so với cùng kỳ năm 2009. Số hợp đồng thương mại thời gian gần đây hầu như không có vì các nhà nhập khẩu vẫn chờ giá xuống.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Văn Bảy, triển vọng thị trường vẫn khá sáng sủa chứ không ảm đạm như hồi cuối năm 2009. Hiện Việt Nam vẫn còn hợp đồng giao 1,85 triệu tấn gạo trong các tháng sắp tới. Đồng thời Philippines sẽ mua thêm 800.000 tấn gạo, trong đó có 600.000 tấn thông qua đấu thầu vào cuối tháng 3 và 200.000 tấn mua thông qua các công ty tư nhân.

Nhằm tránh bị ép giá trong các hợp đồng thương mại, VFA vẫn giữ giá hướng dẫn ở mức 440 USD/tấn đối với gạo 5% tấm. Tuy nhiên, đại diện VFA cho biết sẽ điều hành theo cơ chế linh động để khuyến khích các công ty tích cực tìm khách hàng ký hợp đồng, nhưng không để tình trạng bán phá giá xảy ra có thể làm mất các thị trường tập trung.

(Theo Phương Mai // Tin Chính phủ // Quyết định 297/QĐ-TTg)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi