Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Một số đánh giá về ngành công nghiệp nhẹ tháng 7 và 7 tháng đầu năm

Bộ Công Thương đã đánh giá một số ngành công nghiệp nhẹ tháng 7 và 7 tháng đầu năm như sau:

- Ngành Dệt may: Tình hình suy thoái/suy giảm kinh tế của các nền kinh tế lớn đồng thời là thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành dệt may như Hoa Kỳ, EU chưa có dấu hiệu phục hồi rõ ràng nên nhu cầu tiêu dùng ở những thị trường này vẫn chưa được cải thiện theo hướng tích cực. Kim ngạch xuất khẩu tháng 7 của ngành tiếp tục giảm 4,4% so với tháng 7/2008, tính chung 7 tháng chỉ đạt 5,02 tỷ USD, bằng 47,1% kế hoạch năm và giảm 1,0% so với cùng kỳ.
 
Đối với thị trường trong nước, mặc dù ngành dệt may đã tích cực triển khai nhiều chương trình xúc tiến thương mại với nhiều hệ thống siêu thị bán hàng trực tiếp, mở rộng kênh phân phối cho các hộ bán lẻ, bán sỉ để đưa hàng về các vùng nông thôn... nhưng tồn kho một số mặt hàng chủ yếu của ngành gồm vải dệt và sợi các loại, quần áo may sẵn vẫn khá cao so với cùng kỳ (tồn kho vải và sợi các loại tăng khoảng 36% so với cùng kỳ; tồn kho quần áo may sẵn tăng gần 50%). Do vậy, các doanh nghiệp trong ngành chỉ sản xuất cầm chừng, sản xuất vải các loại 7 tháng giảm 2,7%, quần áo may sẵn giảm 9,2% so với cùng kỳ năm trước.
 
Do vậy, để giải quyết việc làm và đời sống cho người lao động, đảm bảo hoàn thành tối đa chỉ tiêu xuất khẩu năm (10,5 tỷ USD), ngành dệt may cần tiếp tục tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu ở những thị trường khác như Nam Mỹ, Châu Phi, đồng thời, cơ cấu lại tổ chức, rà soát và tiết giảm chi phí để hạ giá thành sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp nhằm đón đầu và phát triển bền vững trong các năm tiếp theo sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay.
 
- Ngành Da giầy: Sản xuất giầy, dép các loại tháng 7/2009 ước đạt 29,9 triệu đôi, tăng 12,3% so với tháng 6 và tăng 9,5% so với tháng 7/2008. Nhập khẩu nguyên phụ liệu cho sản xuất xuất khẩu 7 tháng giảm xuống 21,5% so với cùng kỳ nên kim ngạch xuất khẩu 7 tháng ước đạt 2,46 tỷ USD, chỉ đạt 48,2% so với mục tiêu đặt ra (5,1 tỷ USD). Tuy nhiên, xuất khẩu giầy, dép sang thị trường Hoa Kỳ tăng khoảng 9% so với cùng kỳ năm trước. Hơn nữa, do năng lực sản xuất tại EU sụt giảm (khoảng 20%) làm nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ tăng khoảng 5,3% chính là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng có thế mạnh và phù hợp với sở thích của người Châu Âu.
 
- Ngành Giấy:Để chuẩn bị phục vụ năm học mới, tháng 7 sản xuất giấy đã được đẩy mạnh hơn, ước đạt 192 nghìn tấn, tuy chỉ bằng 97,4% so với tháng 7/2008 nhưng tăng 7,7% so với tháng 6. Tiêu thụ giấy tăng đáng kể, nhất là đối với sản phẩm giấy viết, đạt 90% kế hoạch tiêu thụ. Lượng tồn kho giấy các loại đã giảm, khoảng gần 40 nghìn tấn. Như vậy, ngành giấy đã có dấu hiệu phục hồi từ giữa tháng 4 và những dấu hiệu tích cực này có thể đảm bảo cho sản xuất và tiêu thụ giấy đạt kế hoạch năm đề ra. Tuy nhiên, khó khăn mới nảy sinh là giá nguyên liệu giấy nhập khẩu sau một thời gian dài giảm đã có dấu hiệu tăng trở lại.
 
Để đảm bảo nguồn nguyên liệu trong nước, tháng 7/2009, trong công tác kế hoạch lâm sinh dài hạn Tổng công ty Giấy Việt Nam đã thực hiện trồng rừng mới  478 ha, đạt 77% kế hoạch năm, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước.
 
- Ngành Thuốc lá: Sản xuất ổn định và tiếp tục tăng trưởng. Sản phẩm thuốc lá bao các loại tháng 7 ước đạt 432,9 triệu bao, tăng 2,8% so với tháng 7/2008, tính chung 7 tháng ước đạt 2.859 triệu bao, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước. Riêng Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam 7 tháng ước đạt 1.731 triệu bao, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Thời tiết nắng nóng ảnh hưởng nhiều tới tiêu thụ thuốc lá nên tháng 7 ước đạt 270 triệu bao, giảm 2,2% so với tháng 6. Tháng 7/2009, ngành thuốc lá đã xây dựng nhu cầu sử dụng nguyên liệu và nhu cầu xuất khẩu thuốc lá cho năm 2010 làm cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư gieo trồng nguyên liệu vụ mùa 2010.
 
Nghị định 43/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc đưa thuốc lá nhập lậu vào danh mục hàng cấm kinh doanh sẽ là khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện cho sản xuất trong nước trong thời gian tới. Vì vậy, ngành sản xuất thuốc lá cần nghiên cứu định hướng sản xuất các mặt hàng thuốc lá có thể thay thế thuốc lá nhập lậu khi Nhà nước đẩy mạnh chống buôn lậu.
 
- Ngành bia, rượu, nước giải khát: Sản lượng bia của cả nước tháng 7/2009 ước đạt 178 triệu lít, giảm 2,2% so với tháng 6 và giảm 7,4% so với tháng 7/2008, tính chung 7 tháng ước đạt 1.096,2 triệu lít, tăng 4,9% so với cùng kỳ. Không như những năm trước, kể cả trong mùa hè oi bức mà tiêu thụ các loại bia, rượu, nước giải khát vẫn liên tục giảm, nhiều doanh nghiệp khó có thể đạt được kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, riêng 2 Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Sài Gòn sản lượng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao (20,8% và 18,9%). Trong thời gian tới, các doanh nghiệp trong ngành cần phải tích cực đẩy mạnh hơn nữa công tác khuyếch trương thương hiệu, làm tốt công tác thị trường, đặc biệt là tại các khu du lịch để tăng sản lượng tiêu thụ, đảm bảo được kế hoạch sản xuất.
 
- Ngành sữa: Tiếp tục gặp khó khăn do giá sữa nhập khẩu tăng cao. Sản xuất sữa bột tháng 7 ước đạt 4,1 nghìn tấn, tăng 41% so với tháng 6 nhưng vẫn giảm 12,2% so với tháng 7/2008, tính chung 7 tháng ước đạt 22,5 nghìn tấn, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa tháng 7 vẫn tăng 1,7%. Vì vậy, cần phải có giải pháp cụ thể về thuế suất thuế nhập khẩu sữa và nguyên liệu sữa, đồng thời, kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm sữa để thúc đẩy sản xuất trong nước và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong ngành cũng như nông dân nuôi bò sữa.
 
(Vinanet)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Giá trị sản xuất công nghiệp 7 tháng đầu năm tăng 5,1% so với cùng kỳ
  • Hoạt động của ngành công nghiệp nhẹ 6 tháng đầu năm 2009
  • Ra mắt Quỹ công nghiệp DI châu Á tại Việt Nam
  • Từ năm 2010, công bố thêm chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP)
  • Ngành giấy đang có dấu hiệu phục hồi
  • Xây dựng công nghiệp phụ trợ: Vẫn phải chờ
  • Ngành giấy : Đang có dấu hiệu phục hồi
  • Ngành giấy: Đang có dấu hiệu phục hồi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container