Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành giấy : Đang có dấu hiệu phục hồi

 

Dây chuyền sản xuất tại Nhà máy Giấy Bãi Bằng.Ảnh: Thảo Nguyên

 Sản xuất giấy quý I-2009 tăng 11% so với quý IV-2008, nhưng so với cùng kỳ năm trước chỉ bằng 56%. Sản xuất tháng 4-2009 cao hơn tháng 3 và bằng 67% so với tháng 4-2008. Tồn kho giấy đã giảm mạnh và trở lại mức bình thường.

 

Đáng lưu ý, sản xuất giấy in báo và giấy in viết (hai loại giấy chịu ảnh hưởng của việc giảm thuế nhập khẩu và gian lận thương mại) đã dần phục hồi, tháng 3 tiêu thụ đạt 80% so với cùng kỳ năm trước.

 

Theo dự báo của Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam, trong quý II-2009, sản xuất và tiêu thụ giấy sẽ ở mức 82-85% so với trước suy thoái kinh tế. Trước những thách thức của khủng hoảng kinh tế, ngành giấy đã thực hiện nhiều giải pháp bước đầu có tác dụng. Dấu hiệu phục hồi đã có, nhưng chưa chắc chắn. Tuy nhiên, có thể khẳng định sản xuất và tiêu thụ giấy sẽ cao hơn năm 2008. Sản xuất có khả năng tăng 12% và tiêu thụ tăng 2%. Xuất khẩu giấy tăng và nhập khẩu giấy giảm do huy động năng lực sản xuất mới làm ra giấy chất lượng cao thay thế giấy nhập khẩu. Còn sớm để khẳng định ngành giấy đã bước qua khủng hoảng, nhưng những gì diễn ra trong những tháng qua cho thấy ngành này đang từng bước phục hồi và có khả năng tăng trưởng. Điều này, trước hết là nhờ khả năng phát huy nội lực của các DN trong ngành. Tiêu dùng suy giảm đột ngột, tồn kho cao vọt, nên thời gian đầu ngành giấy chưa bắt kịp với những biến động của nền kinh tế, do đã quen với tốc độ tăng trưởng hằng năm 16-18% suốt 20 năm qua. Nhưng ngay sau đó, các DN nhanh chóng rà soát lại toàn bộ hệ thống quản lý và sản xuất, lấy mục tiêu duy trì sản xuất ở mức tối đa, sắp xếp để bảo toàn lực lượng lao động (có thể thiếu việc nhưng không mất việc). Hàng loạt các biện pháp được áp dụng như hoàn thiện dây chuyền sản xuất; cải tiến kỹ thuật; giảm tiêu hao nguyên liệu, năng lượng, lao động; tăng cường biện pháp kỹ thuật trong xử lý chất thải; đẩy mạnh tiêu thụ; đánh giá lại các dự án đầu tư để quyết định tạm ngừng hay đẩy nhanh tiến độ; tính lại phương án kinh doanh chấp nhận giảm lãi; áp dụng chính sách tiêu thụ linh hoạt… Nhờ những biện pháp tổng thể, hầu hết các DN đã dần ổn định sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh kinh tế suy thoái. Bên cạnh đó, Bộ Công thương hỗ trợ trực tiếp hoặc kiến nghị với Chính phủ những biện pháp giúp ngành duy trì sản xuất, ổn định việc làm. Bộ Công thương và Bộ Tài chính thường xuyên làm việc với Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam để tháo gỡ khó khăn cho DN. Những quyết định về thuế suất thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thời hạn nộp thuế GTGT với thiết bị đầu tư nhập khẩu… đã thực sự góp phần kích thích tiêu dùng và sản xuất giấy. Hiệp hội Giấy và bột giấy cũng thường xuyên báo cáo tình hình của ngành, cung cấp các thông tin cần thiết khác và đề đạt kịp thời những kiến nghị của các DN với các ngành chức năng…; thông tin kịp thời đến các DN diễn biến thị trường trên thế giới, trong khu vực và trong nước; đưa ra những dự báo trong từng thời kỳ để các DN tham khảo, tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để đánh giá kịp thời tình hình và thống nhất các giải pháp hành động...

 

Bài học lớn rút ra từ khả năng thoát khỏi suy thoái của ngành giấy là bên cạnh những trợ giúp của Chính phủ thông qua việc nới lỏng các chính sách tài khóa để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, còn có sự phát huy nội lực của các DN ngành giấy Việt Nam.


(Theo Thanh Ma // Hanoimoi Onlie)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Ngành giấy: Đang có dấu hiệu phục hồi
  • Ngành giấy: Tự vệ khẩn cấp?
  • Quý I, sản xuất công nghiệp tăng nhẹ do tiêu thụ giảm
  • Đi qua “vùng giông bão”
  • Giấy nội điêu đứng vì giá cao hơn giấy ngọai nhập
  • Khởi động xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ
  • Ưu tiên dùng thiết bị, vật tư trong nước để sản xuất
  • Công nghệ tái chế lạc hậu gây ô nhiễm môi trường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container