Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến

Chim yến và tổ yến trong một nhà nuôi chim yến. Ảnh: Uyên Viễn

Mặc dù qua mấy lần lấy ý kiến cho dự thảo thông tư về điều kiện nuôi chim yến nhưng vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau giữa nhà quản lý và hộ nuôi chim.

Ngày 21-5, tại TPHCM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức buổi góp ý dự thảo thông tư về điều kiện nuôi chim yến có sự tham gia của cơ quan quản lý, Cục Chăn nuôi, các hộ nuôi chim yến… Dù đây là buổi lấy ý kiến lần thứ 7 nhưng lần này những điều khoản trong dự thảo thông tư vẫn nhận được những phản ứng khác nhau.

Theo đại diện Sở NN&PTNT Ninh Thuận - tỉnh đầu tiên phải công bố dịch cúm A/H5N1 trên chim yến - thì thông tư cần phải quy định rõ địa điểm nào được nuôi chim yến, khoảng cách với khu dân cư, tiếng ồn. Theo ông, cần có quy hoạch các khu nuôi chim yến để giúp cơ quan chức năng kiểm soát được dịch bệnh, chất lượng sản phẩm từ yến.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT, chim yến là động vật thích vùng đông vui, vì vậy cần cân nhắc việc cấm nuôi trong thành phố mà chỉ cần làm rõ những vùng cấm nuôi, vùng nào được nuôi, đồng thời đưa ra những điều kiện rõ ràng, đặc biệt là điều kiện về phòng và chống dịch bệnh để hộ nào đáp ứng đủ mới được nuôi chim yến.

Các đại biểu đại diện cho người nuôi tập trung vào vấn đề xung quanh quy định về vùng được phép nuôi chim yến, quy định về chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất được phép xây nhà dẫn dụ chim yến, cũng như quy định khoảng cách giữa nhà nuôi yến đến khu dân cư chưa phân biệt khu vực thành phố và các vùng quê. Vì thế nếu áp dụng vào thực tế sẽ gây ra tranh cãi, lãng phí và lúng túng trong xử lý.

Ý kiến các doanh nghiệp nuôi yến cho rằng, dự thảo thông tư đưa việc quy hoạch vùng nuôi là cần thiết nhưng ban soạn thảo cần xem xét kỹ trong việc đưa ra quy hoạch vùng nuôi chim yến hợp lý vì nếu không việc quy tụ riêng một vùng nuôi yến sẽ làm ảnh hưởng đến mật độ chim trong mỗi nhà, mang lại hiệu quả kinh tế thấp.

Bà Đỗ Tú Quân, Tổng giám đốc Công ty Yến sào Cửu Long Phi góp ý, thông tư cần có quy định các loại giấy phép chứng nhận về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm được khai thác từ chim yến như giấy chứng nhận nuôi yến hợp pháp, nằm trong quy hoạch của Bộ NN&PTNT, có sự cho phép của UBND tỉnh, giấy chứng nhận xử lý tổ yến đạt an toàn vệ sinh thực phẩm…

Trước những ý kiến khác nhau của các đại biểu, Cục Chăn nuôi cho biết, ngoài việc tiếp thu ý kiến để hoàn chỉnh dự thảo thông tư thì thời gian tới cục sẽ cử một đoàn đi khảo sát, tìm hiểu kinh nghiệm về quản lý ngành này của Malaysia -một quốc gia có kinh nghiệm lâu năm về nuôi và khai thác tổ yến.

Ông Vũ Văn Tám Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, hiện Việt Nam có hơn 700 cơ sở nuôi chim yến, khoảng 1.500 nhà yến ở 16 tỉnh thành và đang có dấu hiệu tăng thêm, đặt biệt là Ninh Thuận vừa mới công bố hết dịch cúm A/H5N1 trên chim yến, do đó, đây là thời điểm cần có thông tư quy định rõ điều kiện quản lý nghề nuôi chim yến, kiểm soát dịch bệnh và có quy hoạch phát triển bền vững.

"Dự thảo thông tư quy định điều kiện nuôi chim yến đã được xây dựng từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa ra được thông tư là do còn nhiều ý kiến chưa đồng nhất về các điều kiện về dẫn dụ và khái thác chim yến", ông Tám nói.

Hiện dự thảo thông tư có 4 chương, 9 điều quy định về các điều kiện đối với cơ sở nuôi chim yến và trách nhiệm của các tổ chức cá nhân liên quan, do Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT soạn thảo.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Mittelstand - Bí quyết thành công của nền công nghiệp Đức
  • 10 ngành đang tồn kho công nghiệp lớn nhất
  • 2013: Khủng hoảng lương thực toàn cầu?
  • Bản chất của HTX ?
  • Vuột mất hàng tỷ USD vì công nghiệp phụ trợ kém
  • Nghịch lý hàng tồn kho
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container