Trong khi thị trường nhà đất khu vực phía Tây đang trầm lắng sau cơn sốt thì khu vực phía Bắc Hà Nội đang dần thiết lập mặt bằng giá mới. Giá thấp, vốn nhỏ, lợi nhuận cao thêm vào đó nguồn cung khá dồi dào đã kéo các nhà đầu tư dần dịch chuyển từ phía Tây sang phía Bắc Hà Nội để tìm cơ hội đầu tư. Thị trường bất động sản Hà Nội đang âm thầm chứng kiến sự dịch chuyển có lợi cho nhiều bên.
Phía Tây "sập sùi"
Từ đầu tháng 6 đến nay, thị trường nhà đất khu vực phía Tây Hà Nội đang chứng kiến sự suy giảm sau hội chứng “đội giá”. Hầu hết đất dự án, đất giao dịch ngoài dự án đều giảm giá, mức giảm mạnh nhất tập trung vào các “điểm nóng” tăng giá trước đó. Từ nửa tháng 6, theo khảo sát, đất nền khu vực đường Lê Trọng Tấn, khu đô thị Gleximco, dự án Tân Tây Đô, dự án KĐT Kim Trung – Di Trạch giá đều giảm từ 3,5-5 triệu đồng/m2. Khu đô thị Gleximco Lê Trọng Tấn, đất mặt đường vào khoảng tháng 5 đạt mức đỉnh với giá trị giao dịch từ 47-50 triệu đồng/m2 thì vào giữa tháng 6 chỉ còn trên dưới 45 triệu đồng/m2. Lô mặt đường 13m, mức giá có thời điểm đạt 38 triệu đồng/m2 thì nay đều giảm từ 3,5-4 triệu đồng xuống ngưỡng trên dưới 34 triệu đồng/m2. Với khu nhà vườn, biệt thự, giá hiện thời được các rao bán chỉ trên dưới 59 triệu đồng/m2. Giá cùng loại tại lô D11, mặt đường 42m, chuyển nhượng dạng sang tên hợp đồng giá cũng giảm nhiều so với thời gian đỉnh điểm. Tại khu vực này, nhiều nhà đầu tư đã phải rao bán với thông tin “cần bán lô đất suất ngoại giao”, “chuyển nhượng giá mềm”… để tìm khách hàng giao dịch.
Dự án khu đô thị Tân Tây Đô (huyện Đan Phượng – Hà Nội), đất nền lô mặt đường trên 13m, vào tháng 6 giảm xuống chỉ còn khoảng 31 triệu đồng/m2. Các khu đất liền kề khu đô thị này hiện giá được rao bán cũng chỉ đạt ngưỡng trên dưới 22 triệu đồng/m2. Chị Lan, chủ mảnh đất liền kề khu đô thị Tân Tây Đô, mặt tiền trên 8m, dài 24m, chính chủ, cách đường 32 khoảng 700m, ô tô tải vào được tận nơi đang ra giá với mức 22 triệu đồng/m2. Theo chị giá này đã giảm rất nhiều so với thời điểm “sốt” cách đây chưa lâu, ai trả dưới mức 22 triệu đồng/m2 chị nhất định không đàm phán. Hiện chủ các khu đất trong và liền kề khu đô thị này cũng phải vận tới “chiêu” kích cầu bằng cách đăng tải những thông tin như: “Cần tiền bán gấp, chuyển nhượng gấp” để mong đẩy được “hàng” để quay vòng vốn.
Theo các sàn bất động sản, mức giảm của đất khu vực phía Tây Hà Nội không chỉ giảm về giá trị giao dịch/diện tích mà số giao dịch thành công cũng giảm mạnh. Một nhân viên sàn giao dịch bất động sản đường Phạm Hùng cho biết, so với thời điểm cách đây 2 tháng thì mức giao dịch đã giảm tới 70%. Thậm chí trong 1 tháng, chỉ có vài giao dịch thành công, chỉ bằng một phần mười so với thời điểm trước.
Về nguyên nhân suy giảm, các nhà đầu tư cho rằng sau những thông tin “hốt bạc” như dời “đô” lên Ba Vì, xây dựng trục Thăng Long được làm sáng tỏ thì các dự án bất động sản phía Tây dần đi vào trầm lắng. Một nguyên nhân nữa, xuất phát từ ý đồ của nhà đầu tư. Phần lớn nhà đầu tư mua đất khu vực phía Tây đều nhằm vào mục đích hưởng lợi lâu dài, sau khi các dự án “ngon” ăn được nhà đầu tư “săn” hết thì thị trường tất yếu sẽ đi vào ổn định khi chưa có các động thái mới để họ tung hàng.
Phía Bắc "hưởng lợi"
Trong bối cảnh thị trường bất động sản khu vực phía Tây khá trầm lắng thì hàng loạt các dự án mới tại phía Bắc đang kéo thị trường nhà đất tại vùng đất này lên một mặt bằng mới. Sở hữu nhiều ưu thế vượt trội như gần sân bay, gần nội thành, gần các trục đường quan trọng như cao tốc Thăng Long – Nội Bài, Hoàng Quốc Việt kéo dài, đường vành đai III, vành đai IV, nhiều dự án gần trục đường 2A, hay có dự án nằm giữa tỉnh lộ 317… khiến cho thị trường bất động sản trong và liền kề các dự án được hưởng lợi. Các dự án khu đô thị như Cienco 5 Mê Linh, Tiền Phong, Xuân Hoà, Chi Đông, Hùng Vương đang thu hút được lượng giao dịch đáng kể cho dù mặt bằng giá thấp hơn nhiều so với khu vực phía Tây. Tuy nhiên, đây cũng là yếu tố cạnh tranh, thu hút nhiều nhà đầu tư dòm ngó trong thời điểm trầm lắng này.
Khu đô thị Cienco 5 Mê Linh, nằm trong sơ đồ, cơ cấu phát triển không gian thủ đô Hà Nội mở rộng từ năm 2005 đến 2020. Nằm giữa vành đai 3 và vành đai 4 với diện tích 49,9472 ha nằm trên địa bàn 3 xã Tiền Phong, Đại Thịnh và xã Mê Linh, huyện Mê Linh, khu đô thị Cienco 5 có nhiều yếu tố thuận lợi khiến nhà đầu tư quan tâm. Ưu thế về vị trí địa lý có nhiều cạnh tranh, cách trung tâm Hà Nội 21km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 11km… Khu đô thị Cienco 5 có đầy đủ các tiêu chuẩn của khu đô thị loại, trục đường lớn có lộ giới 24 m, trục nhỏ nhất có lộ giới 15,5 m với vỉa hè rộng từ 4 - 5 m, diện tích cây xanh, hồ nhân tạo lớn phục vụ cộng đồng dân cư.
Cùng đó, dự án Xuân Hoà, phường Xuân Hoà (Phúc Yên, Vĩnh Phúc) cách cầu Thăng Long 19km, sân bay Nội Bài 12km, đường Xuyên Á đang xây dựng 5km. Sắp tới, khi đường Xuyên Á hoàn thiện, khoảng cách từ KĐT Xuân Hoà đến sân bay Nội Bài sẽ chỉ còn 8km. Cách Khu đô thị mới Phường Xuân Hòa 3 – 3,5km là trường Đại Học Sư phạm Hà Nội II, Trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội II và khu du lịch Hồ Đại Lải. Khu đô thị mới Xuân Hoà được quy hoạch hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế gồm các hạng mục nhà biệt thự, nhà liền kề, chung cư cao tầng, văn phòng cho thuê, siêu thị, nhà trẻ, trạm y tế, khu vui chơi… Theo tìm hiểu được biết, KĐT này đã giải phóng mặt bằng xong, có hệ thống đường nội bộ, hệ thống thoát nước… và theo dự kiến đến tháng 8 sẽ hoàn thiện và thể tiến hành bàn giao đất đến khách hàng. Ngoài 2 dự án trên, các dự án khu đô thị khác như Tiền Phong, Chi Đông… cũng đang được giới đầu tư quan tâm.
Trái ngược với các cơn sốt sình sịch trên thị trường nhà đất và các phương tiện thông tin đại chúng tại các khu đô thị phía Tây, các dự án phía Bắc đang được các nhà đầu tư âm thầm “vét” những khoảnh đất cuối cùng khi giá chưa thật sự cao. Thị trường nhà đất khu vực Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn, Phúc Yên đang dần trỗi dậy. Anh Đạt, người từng tham gia phân phối nhà đất dự án Xuân Hoà cho biết sở dĩ đất khu vực phía Bắc đã và đang hút khách bởi vì các dự án phía Tây giá cao đã không thu hút được nhiều nhà đầu tư. Thay vào đó, khu vực phía Bắc đang sở hữu mặt bằng giá cạnh tranh với trên dưới 6-8 triệu đồng/m2. Anh Đạt cũng cho biết thêm, các dự án tại T.X Phúc Yên (Vĩnh Phúc) cũng đang dần vào guồng, nhiều nhà đầu tư đã tới đặt vấn đề ngay khi có thông tin chào bán.
Cũng theo các nhà đầu tư, xu hướng tìm các vùng đất mới giàu tiềm năng như khu vực phía Bắc đang dần được chú ý. Theo đó, thay vì bỏ vốn lớn để đầu tư vào bất động sản phía Tây Hà Nội, các nhà đầu tư đã dùng khoản tiền đó để mua được lượng bất động sản lớn hơn tại khu vực phía Bắc vì mức giá hiện tại giữa 2 khu vực chênh nhau đến cả chục lần. Giá thấp, vốn nhỏ, lợi nhuận tăng là những nhân tố chính kéo các nhà đầu tư bất động sản từ phía Tây đổ dồn về phía Bắc Hà Nội.
TP.HCM là địa điểm kinh doanh hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính vì vậy, thị trường địa ốc, đặc biệt là phân khúc văn phòng cho thuê ở đây luôn lsôi động và phong phú.
Cùng với xu hướng ấm lên, thị trường bất động sản Hà Nội lại đang xuất hiện trở lại nhiều trường hợp đầu tư, thậm chí là “đầu cơ’, “thổi giá” nhà ở.
Trong khi thành phố đang đẩy mạnh xóa quy hoạch “treo”, thì tại quận Bình Tân, một dự án (DA) “cột” hàng chục ngàn mét vuông đất của 14 hộ dân suốt 17 năm nay khiến mọi nguời điêu đứng.
Nợ xấu bất động (BĐS) khoảng 10.000 tỷ đồng (chiếm 4% - theo báo cáo của các ngân hàng thương mại) chủ yếu là nợ xấu của các đại gia chứ không phải của cả thị trường BĐS.
Đó là con số thống kê từ Nhóm nghiên cứu của Vietnam Report trong Báo cáo ngành Bất động sản Việt Nam với chủ đề “Thị trường bất động sản Hà Nội 6 tháng đầu năm 2010 và các yếu tố định giá bất động sản” vừa được công bố.
Ngày 1/8, Bộ trưởng Du lịch Cuba Manuel Marrero thông báo sẽ bắt đầu đàm phán với các đối tác nước ngoài về các dự án xây dựng 16 sân golf tại Cuba, đồng thời sẽ cho phép người nước ngoài được quyền sở hữu các bất động sản nằm trong quần thể các sân golf này.
Sở Xây dựng TP.HCM vừa kiến nghị với UBND Thành phố và các cơ quan có thẩm quyền nên mở rộng cơ chế vay vốn mua nhà dành cho người thu nhập thấp với lãi suất ưu đãi.
Diamond Plaza, Sun Wah Tower, Metropolitan Building vốn được mặc định sẵn nằm trong “top” tòa nhà văn phòng hạng A, dựa vào các thông số kỹ thuật, kiến trúc xây dựng. Tuy nhiên, hiện tại liệu các building trên có còn xứng đáng với “danh phận” này mà không cần phải xem lại?
Ngày 1/8, hai gói thầu A4 và A5 của dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã chính thức được khởi công tại xã Âu Lâu thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Chung cư cao cấp Kim Tâm Hải có vị trí dự án đẹp nhất trong khu vực gồm 4 mặt tiền đường Trường Chinh (trục đường Xuyên Á rộng 60m), là tâm điểm kết nối giữa các quận Tân Bình, Gò Vấp, Tân Phú, Bình Tân và Hóc Môn.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội”.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
“Khủng khiếp”, đó là chữ được TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam, dùng để nói về độ lớn mức vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước, có liên quan mật thiết đến nợ công.
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo 'Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động' do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ngày 30.7
Bài viết này nhằm mục đích xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận đơn giản. Mô hình ước lượng của chúng tôi sử dụng cơ sở lý thuyết về lạm phát cho một nền kinh tế nhỏ và mở. Bài viết cố gắng đưa một một vài gợi ý thận trọng cho chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn thực hiện chính sách kích cầu.
Dù lạm phát vẫn đang ở mức thấp hơn so với năm 2008, nhưng tỷ lệ này tăng mạnh từ giữa năm 2009 và đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với Ấn Độ và Việt Nam. Trung Quốc; Singapore đã tuyên bố nâng giá đồng tiền; Ngân hàng Trung ương Ôxtrâylia, Ấn Độ, Malaixia, Philíppin và Việt Nam cũng đã lần lượt tăng lãi suất trong mấy tháng qua. Nỗi lo lạm phát gia tăng đang đè nặng lên các nền kinh tế Châu Á.
Với số nợ và mức thâm hụt thương mại quá lớn với Trung Quốc như hiện nay, Mỹ đã gia tăng áp lực bằng mọi cách buộc Trung quốc phải "thả lỏng" đồng nhân dân tệ. Ngày 15-4 sắp tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải đưa ra tuyên bố xem Trung Quốc có phải là “nước thao túng tiền tệ” hay không. Khả năng xảy ra cuộc chiến tranh tiền tệ mới là rất lớn, theo giới phân tích đây có thể là một phần của âm mưu toàn cầu nhằm thiết lập trật tự thế giới mới.
72% doanh nghiệp tư nhân VN căng thẳng vì vốn. Theo Standard Chartered đồng Việt Nam sẽ giảm giá hơn nữa trong thời gian tới và lạm phát của VN năm nay sẽ ở mức 8,9%. Cơ chế lãi suất trần không còn phù hợp với thực tế. Ngân hàng Nhà nước cần phải thay đổi cơ chế cũ bằng một cơ chế mới, nếu không sẽ gây ra sự đè nén, kiềm chế sự phát triển kinh tế cũng như làm cho sự lưu thông tiền tệ có những tắc nghẽn và biến tướng khó kiểm soát.
Trong một thời gian ngắn, nhằm khơi thông nguồn cung cầu trên thị trường ngọai tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục có 2 lần thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Nhiều chuyên gia dự báo sẽ có thêm một đợt thứ ba trong năm nay, nhưng chưa biết khi nào - có thể vào quý III năm 2010? Liệu có xuất hiện tâm lý bất an khi sở hữu đồng nội tệ ?
Năm 2009 là năm không yên ả đối với thị trường tài chính Việt Nam khi các lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường vốn đều biến động phức tạp và liệu thực tế này có tái hiện trong năm nay không lại là câu hỏi không dễ trả lời.
Quyết định của Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được cho vay lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung dài hạn và thu thêm phí đối với các khoản vay ngắn hạn đang gây phản ứng trái nhiều từ các góc nhìn quan sát. Lãi suất thoả thuận đối với các khoản cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp có nơi lên đến 18%/năm. Nhiều ý kiến cho rằng, mức này đã đến giới hạn chịu đựng của doanh nghiệp.
Việt Nam đã vượt qua đáy suy thoái kinh tế nhưng thị trường tiền tệ vẫn chưa bền vững, rủi ro cao. Chính phủ nên tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, không nên chạy theo giải pháp phá giá tiền đồng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường nhà đất năm 2010 sẽ có nhiều áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và thách thức trước sự đổ bộ nhiều hơn của nhà đầu tư nước ngoài. Giới đầu tư cần có góc nhìn thực tế hơn và họ sẽ phải đau đầu đối diện với thách thức chọn sản phẩm nào và bán cho ai.
Do nhu cầu nhà đất còn rất lớn nên việc đầu tư vào thị trường bất động sản hằng năm lợi nhuận có thể đạt từ 25%-30%, nếu gặp đột biến có thể lên đến 150%.