Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hạ lãi suất OMO: Thông điệp chính sách nào?

Đầu tuần này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hạ 1% lãi suất thị trường mở (OMO) xuống còn 14%/năm. Đây là lần đầu tiên kể từ đầu tháng 11/2010, lãi suất OMO được điều chỉnh hạ sau nhiều lần điều chỉnh tăng từ 7%/năm lên 15%/năm nhằm kiềm chế lạm phát.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, có hai lý do khiến NHNN đưa ra quyết định trên: Thứ nhất, lãi suất đã có thể giảm được bởi thời gian qua, lãi suất đã tăng lên một cách không bình thường. Trong khi đó, nhiều NHTM lớn đã thừa thanh khoản, nhưng không cho vay ra mà đầu tư vào trái phiếu Chính phủ với lãi suất 12,6%/năm, mặc dù lỗ so với lãi suất huy động 16-17%/năm. Lý do là các ngân hàng này lo ngại rủi ro từ phía doanh nghiệp, sợ "room" 20%, sợ chạm giới hạn cho vay phi sản xuất của NHNN...

Tuy vậy, một số NHTM nhỏ vẫn còn khó khăn về thanh khoản nên vẫn duy trì lãi suất ở mức cao. Nhìn chung, trong cả hệ thống thì thừa vốn nhưng các ngân hàng nhìn nhau không ai hạ lãi suất do sợ khách hàng cũ rút tiền gửi sang ngân hàng khác. Do vậy, đó là cơ sở quan trọng khiến NHNN cho rằng đây là thời điểm thích hợp để đưa lãi suất OMO xuống.

Thứ hai, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã giảm mạnh, lãi suất qua đêm thấp nhất còn 11%/năm trong khi bình thường ở mức 13-13,5%/năm. Thông thường, lãi suất này gần với lãi suất OMO nên khi OMO giảm, lãi suất liên ngân hàng cũng giảm. "Từ những tín hiệu của thị trường, NHNN đưa ra quyết định trên thể hiện thông điệp thời gian tới, lãi suất sẽ giảm", TS. Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh.

NHNN đang tìm cách kéo mặt bằng lãi suất xuống là điều dễ hiểu trong bối cảnh hiện nay, khi các thành phần kinh tế đang "kêu ca" về lãi suất quá cao. Chính phủ và NHNN muốn làm dịu tình trạng này bằng một động thái chứng tỏ đã rất linh hoạt và cố gắng kéo mặt bằng lãi suất xuống. Tuy nhiên, Chính phủ và NHNN vẫn phải tiếp tục giữ vững mục tiêu kiểm soát lạm phát nên những động thái đó có vẻ ngược chiều và mâu thuẫn với nhau. "Thị trường khá 'bối rối' trước quyết định trên của NHNN", lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói.

Nhiều chuyên gia ngân hàng và lãnh đạo ngân hàng cũng không đồng tình với quyết định trên của NHNN, họ thậm chí còn cho rằng NHNN nên nâng lãi suất OMO lên cao hơn nữa. Nhiều con mắt đang hướng về NHNN để tìm hiểu xem NHNN sẽ đi theo con đường nào trong thời gian tới: nới lỏng hay thắt chặt chính sách tiền tệ?

Tuy nhiên, một chuyên gia kinh tế lại cho rằng, động thái hạ lãi suất OMO của NHNN chỉ là phát đi tín hiệu để các các NHTM hạ lãi suất, chứ không phải nới lỏng tiền tệ. Bởi tăng trưởng tín dụng vẫn bị NHNN khống chế ở mức dưới 20%; tỷ trọng tín dụng phi sản xuất còn phải hạ về 16% vào thời điểm cuối năm 2011. Hơn thế, cung tiền qua OMO chỉ là cung ngắn hạn, mang tính chất hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM và cung ra bao nhiều đều do NHNN không chế. Bên cạnh đó, OMO chỉ là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ và NHNN có thể sử dụng các công cụ khác để "trung hòa" tác dụng của công cụ OMO. Đặc biệt, NHNN vẫn để ngỏ khả năng sẽ tăng dự trữ bắt buộc nếu tăng trưởng tín dụng có nguy cơ vượt qua tầm kiểm soát.

Trong một tương quan khác, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, vấn đề cung - cầu trên thị trường cũng rất quan trọng. Tổng cầu giảm trong khi cung tiền bị siết chặt, khiến cho cầu về tín dụng giảm, đồng nghĩa với việc không tiêu dùng, không đầu tư dẫn đến GDP giảm và sản lượng giảm lại làm giá tăng lên. "Với tín hiệu thanh khoản ở các NHTM đã ổn định trở lại, NHNN có xu hướng giảm lãi suất, nới lỏng tiền tệ nhưng cần phải hiểu trong một tương quan linh hoạt là đầu năm thắt chặt quá nay nới lỏng ra một chút", TS. Nghĩa nói.

Đó cũng là điều mà nhiều chuyên gia lo ngại - sự điều hành giật cục. Chính sách tiền tệ đã bị siết quá chặt trong nửa đầu năm rồi lại nhả ra vào cuối năm. Quả vậy, 6 tháng đầu năm, tổng phương tiện thanh toán chỉ tăng cỡ gần 3%, quá thấp so với mục tiêu tăng 15-16% của cả năm, khiến cả nền kinh tế rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản, mặt bằng lãi suất vì thế tăng cao. Tín dụng cũng chỉ tăng cỡ 7%, nên dư địa còn tới gần 13%. "Nếu 6 tháng cuối năm, NHNN bung tiền ra cho đủ mục tiêu đã đề ra sẽ tác động mạnh tới lạm phát trong quý I/2012, đó mới là điều đáng lo", một chuyên gia bình luận.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Giải pháp… thế chấp BĐS tại các ngân hàng nước ngoài!
  • Lách trần lãi suất bằng chiêu đầu tư
  • Giảm lãi suất OMO: Nới lỏng chính sách hay chỉ là điều chỉnh nhất thời?
  • Doanh nghiệp xuất khẩu mệt mỏi với lãi suất
  • Siết tín dụng phi sản xuất: Lo ngại ngân hàng tìm cách lách luật
  • Thời cơ để giảm lãi suất
  • Đâu là nguyên nhân thực sự khiến Trung Quốc tăng lãi suất?
  • Tỉ giá vẫn là ẩn số
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!