Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lách trần lãi suất bằng chiêu đầu tư

 Lãi suất huy động không còn hấp dẫn khiến nhiều ngân hàng đau đầu tìm cách “dụ” khách hàng gửi tiền. Một cuộc đua huy động tiền gửi bằng hình thức đầu tư sẽ được dịp bùng nổ.

Thời điểm này, những khách hàng có tiền rủng rỉnh nhưng không bằng lòng với lãi suất 14% một năm (VND) và 2% một năm (USD) có thể tìm kiếm mức lãi suất hấp dẫn hơn thông qua các kênh đầu tư được các ngân hàng mở khá nhiều hiện nay.

Cuộc đua mới


Sau hàng loạt các kênh góp vốn ủy thác đầu tư từ khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, như ủy thác đầu tư vào các dự án bất động sản, chứng khoán… cuối tháng 6., Sacombank mở đầu cuộc đua tiền gửi VND, USD khi tung ra chương trình “Tiền gửi gắn kết đầu tư” với “lợi suất hấp dẫn lên tới 40%”. Lời mời chào hấp dẫn trong thời điểm mọi kênh đầu tư đều khó khăn khiến nhiều khách hàng tìm đến Sacombank để tìm hiểu về chương trình.

Chị Lan Anh, khách hàng Sacombank chi nhánh Phan Xích Long, thổ lộ: “Dù có “trả giá”, mình cũng chỉ được hưởng mức lãi gửi tiết kiệm 15%, mà đầu tư thì không rành, nên nghe tiền gửi mà được ngân hàng đầu tư giùm, bảo toàn vốn 100% và có lợi suất đến 40%, mình tìm hiểu liền”. Chương trình tiền gửi gắn kết đầu tư này là khách hàng gửi tiền tại Sacombank VND hoặc USD và được hưởng lãi suất 14% một năm hoặc 2% một năm như quy định. Sau đó, khách hàng dùng số tiền lãi suất đó để đầu tư vào ngoại tệ hoặc vàng ở nước ngoài theo kỳ vọng tăng giá. Và nếu “đoán trúng” giá vàng trong thời điểm mà khách hàng tham gia kỳ hạn, lợi suất cao nhất lên đến 40%.

Tiếp sau Sacombank, BIDV cũng tung ra chương trình tương tự với việc “dụ” khách hàng đầu tư kỳ vọng vào việc tăng giá các đồng ngoại tệ như USD, EUR trên thị trường quốc tế. Dù trên hình thức, hai kiểu đầu tư này là khác nhau nhưng bản chất lại rất giống nhau, đó là việc các ngân hàng muốn kéo khách hàng mở tài khoản, gửi tiền tại những ngân hàng đó.

“Ngã” thì về không


Lãnh đạo Ngân hàng Nhà Nước chi nhánh TP HCM cho biết, một số chương trình tiết kiệm của các ngân hàng nói trên đã được Ngân hàng Nhà Nước cấp phép. Đây cũng là chương trình đã từng được các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thực hiện trước đây.

Như vậy, về thực chất, chương trình tiết kiệm gắn đầu tư không phải lần đầu có ở thị trường trong nước nhưng với phần lớn khách hàng thì kênh đầu tư này vẫn rất mới mẻ. “Trong thời điểm huy động không dễ này, thì kiểu tiết kiệm gắn đầu tư có khả năng sẽ nở rộ thời gian tới”, ông Cao Sỹ Kiêm, Nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhận định. Tuy nhiên, ông Kiêm cho rằng, việc “mong muốn lãi suất cao theo hình thức đầu tư này là không dễ, đặc biệt đối với việc đầu tư theo biến động tỷ giá ngoại tệ và vàng trên thị trường ngoài nước. Các đồng ngoại tệ như USD, EUR… biến động thất thường theo diễn biến của kinh tế, chính trị thế giới và sự cạnh tranh của các nước. Nên thật khó để… đầu tư giá lên.

Nhìn ở góc độ biến động tỷ giá và giá vàng mỗi ngày, một chuyên gia khác nhận xét, kênh đầu tư này nhìn thì rất hấp dẫn nhưng khả năng rủi ro lại quá cao. “Người đầu tư không mất vốn nhưng rất dễ mất 14% một năm lãi suất huy động, hoặc chịu những rủi ro tỉ giá, sự trượt giá của giá vàng là khó lường”. Tuy nhiên,  trong thời điểm các kênh đầu tư hẹp như hiện nay, thì các chương trình này của ngân hàng cũng sẽ rất hấp dẫn.

(Vneconomy)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Giảm lãi suất OMO: Nới lỏng chính sách hay chỉ là điều chỉnh nhất thời?
  • Doanh nghiệp xuất khẩu mệt mỏi với lãi suất
  • Siết tín dụng phi sản xuất: Lo ngại ngân hàng tìm cách lách luật
  • Thời cơ để giảm lãi suất
  • Đâu là nguyên nhân thực sự khiến Trung Quốc tăng lãi suất?
  • Tỉ giá vẫn là ẩn số
  • CPI thấp thì đâu cần phải tăng lương!
  • Giảm lãi suất OMO: Tiết kiệm chi phí cho ngân hàng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!