Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Theo nhật báo Kathimerini của Hy Lạp, người dân Athens có thể mất vài chục năm để trả cho các khoản chi tiêu khoảng 9 tỷ euro cho Olympic. Để chuẩn bị cho Olympic 2008, Bắc Kinh cũng chi rất mạnh tay cho việc xây dựng các công trình phục vụ cho sự kiện trọng đại này.
Liệu tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có giảm tốc trong giai đoạn hậu Olympic như thường thấy không? Và tình hình Trung Quốc sẽ như thế nào?
Các cuộc thi đấu mơ ước đối với các vận động viên có thể lại là thuốc độc đối với các nhà kinh tế. Rất nhiều các nước chủ nhà của các kỳ Olympic trước đây đã phải đối mặt với vấn đề kinh tế giảm tốc sau khi tổ chức xong Olympic, theo sau việc tăng trưởng kinh tế bùng nổ ngay sau sự kiện này. Liệu Trung Quốc có theo lối mòn này?
Hầu hết các kinh tế gia và các chuyên gia về tài chính, trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Trung Hoa Ngày nay (China Daily), đều cho rằng Trung Quốc không cần phải lo lắng về một cuộc suy thoái hậu Olympic. Một ngành dịch vụ đang tăng trưởng và một tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh sẽ tiếp tục đảm bảo sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, các ngành nghề mà có liên quan đến việc bảo vệ môi trường và năng lượng tái sinh sẽ tạo ra các cơ hội đầu tư mới mẻ và đáng giá.
Trung Quốc có lo sợ?
“Câu trả lời của tôi,” theo ông Chen Jian, Tổng thư ký Hiệp hội nghiên cứu kinh tế Olympic Bắc Kinh, “là hoàn toàn không.”
Vị chuyên gia này đã chỉ ra rằng cái gọi là suy giảm kinh tế hậu Olympic, hay “Hiệu ứng Thung Lũng (Valley Effect) hoặc hiệu ứng sa sút hình chữ V (V-low Effect) như các chuyên gia vẫn gọi, chủ yếu được gây ra bởi sự tăng trưởng quá mạnh về đầu tư trong giai đoạn tiền Olympic, cùng với đó là sự bùng nổ về sức mua và doanh số. Sức mua và doanh số sụt giảm mạnh trong giai đoạn hậu Olympic, đi kèm với nó là những chi phí nặng nề nhằm duy trì bảo dưỡng các công trình nhàn rỗi không đâu vào đâu của Olympic.
“Tuy nhiên, điều này sẽ không thể xảy ra ở Trung Quốc sau năm 2008,” ông Chen nói.
Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế Samsung (SERI), ông Seung Ho Park, cho rằng một giai đoạn tạm lắng của kinh tế trong ngắn hạn ngay sau kỳ Olympic có thể xảy ra nhưng tất cả các quốc gia đều hồi phục ngay sau đó.
“Nước chủ nhà sẽ hoàn toàn có lợi sau sự kiện này về các mặt như hình ảnh quốc gia, sự nhiệt tình của công chúng và về chất lượng sống. Chúng ta sẽ không nên chỉ nhìn vào nó bằng khía cạnh kinh tế,” ông Park nói, trích dẫn 2 quốc gia là Nhật Bản và Hàn Quốc như các ví dụ điển hình. Mặc dù kinh tế có suy giảm ngay sau khi các kỳ Olympic, nhưng Nhật Bản và Hàn Quốc đã trở thành các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á có phần là nhờ Thế vận hội.
Phong trào đầu tư
Một trong những nhà tài trợ của Thế vận hội Bắc Kinh - Ngân hàng Trung Quốc [Bank of China (BOC)] đã thực hiện một nghiên cứu về 12 kỳ Thế vận hội trong 60 năm qua.
Trong 12 kỳ đó, thì có đến 9 kỳ cho thấy tăng trưởng GDP của nước chủ nhà trong 8 năm sau Olympic sẽ thấp hơn từ 0,4-2,5% so với 8 năm trước Olympic. Điều này chỉ ra rằng sự giảm tốc kinh tế do nguyên nhân của tất cả các cuộc thi đấu thể thao là điều bình thường.
Sau các kỳ Olympic Tokyo vào năm 1964 và Olympic Seoul vào năm 1988 thì các nền kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc đã giảm hơn 2% sau các thời điểm đó. Cả 2 quốc gia này đã đạt tăng trưởng kinh tế ở mức 2 con số trước năm diễn ra Olympic.
“Phân tích của chúng tôi chỉ ra rằng suy giảm kinh tế xảy ra với mức độ rộng hơn ở các quốc gia nhỏ,” theo ông Zhu Min, Phó Chủ tịch Ngân hàng BOC. Vị chuyên gia này nói thêm rằng ảnh hưởng của thế vận hội đối với các quốc gia lớn là tương đối nhỏ.
Cùng quan điểm với ông Zhu, ông Zhao Jinping, một nhà nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu phát triển, thuộc Hội đồng Nhà nước, cho rằng kinh tế Bắc Kinh chiếm 4-5% của Trung Quốc, trong khi Tokyo và Seoul chiếm khoảng 10% của các nền kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc.
“Vì thế, thậm chí nếu Bắc Kinh tăng trưởng chậm lại thì sự tăng trưởng của Trung Quốc nói chung, cũng không thể chậm lại,” ông Zhao nói.
Trung Quốc là một thị trường khổng lồ đang trải qua giai đoạn phát triển vượt bậc, vì thế có rất nhiều cơ hội đầu tư trong bất cứ lĩnh vực nào, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng, năng lượng, sản xuất và dịch vụ. Điều đó cũng có nghĩa là suy giảm kinh tế do thiếu sự đầu tư là một kịch bản không thể.
Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ tổ chức một loạt các sự kiện quốc tế và bắt tay vào các dự án lớn ngay sau kỳ Olympic. Điều này sẽ giúp nền kinh tế phát triển mạnh hơn. Các dự án này bao gồm một dự án xây đường cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải trị giá 200 tỷ nhân dân tệ, tức 28,6 tỷ USD, một dự án nước Bắc Nam, một dự án World Expo 2010 ở Thượng Hải và dự án Thế vận hội châu Á 2010 ở Quảng Châu.
Các chuyên gia cũng dự báo rằng Thế vận hội Olympic sẽ đánh dấu sự khởi đầu cho một chương mới đối với ngành dịch vụ của Trung Quốc liên quan đến các lĩnh vực như du lịch, tài chính, văn hoá, triển lãm, thể thao và bất động sản. Ngành dịch vụ của Trung Quốc hiện đóng góp đến 30% vào GDP của nước này, còn thấp hơn nhiều so với mức 65-70% ở các nước phát triển.
Ông Zhao cho rằng ngành dịch vụ sẽ giúp tăng một cách đáng kể các cơ hội việc làm cũng như cải thiện chất lượng sống. Nó cũng sẽ ảnh hưởng tích cực đến cơ cấu của nền kinh tế Trung Quốc và thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.
Còn ông Chen thì dự báo rằng kỳ Olympic 2008 cũng sẽ tiếp tục làm lợi cho ngành du lịch khoảng 1 thập kỷ sau sự kiện này. Hiệp hội của ông dự báo rằng khoảng 600.000 người nước ngoài sẽ đổ vào Bắc Kinh trong Thế vận hội này. Khoảng 4,5 triệu du khách quốc tế được dự báo là sẽ đến Thủ đô này trong năm nay và dự kiến sẽ chi tiêu khoảng 4,8-4,9 tỷ USD. Con số này dự kiến sẽ tăng bình quân hằng năm vào khoảng 8-9%, có nghĩa là sẽ có khoảng 5-5,3 triệu khách du lịch nước ngoài có thể sẽ đến Bắc Kinh vào năm 2010 và chỉ tiêu khoảng 5,3-5,6 triệu USD.
Du lịch tăng mạnh
Barcelona là một ví dụ điển hình về việc Olympic thúc đẩy ngành du lịch tăng mạnh. Thành phố của nước chủ nhà Olympic 1992 này đã đầu tư 7 tỷ USD vào xây dựng Trung tâm Olympic bên cạnh một bờ biển mới khai phá và phát triển nó thành một khu du lịch, mà đã trở thành trung tâm giải trí nổi tiếng của không chỉ Tây Ban Nha mà còn của cả châu Âu. Thành phố ven biển này đứng thứ 16 trong danh sách các thành phố du lịch nổi tiếng châu Âu năm 1992 và đã vươn lên vị trí thứ 3 ngay sau kỳ thế vận hội.
Rất nhiều nhà điều hành dịch vụ du lịch này tỏ ra rất tự tin về các cơ hội của Trung Quốc thời hậu Olympic. Giám đốc điều hành của Công ty Wire and Plastic Products (WPP) - một nhà khổng lồ trong lĩnh vực quảng cáo và tư vấn, ông Martin Sorrell, đã thông báo trong chuyến đi của ông tới Trung Quốc hồi tháng 10 năm ngoái rằng công ty của ông sẽ đầu tư nhiều hơn vào Trung Quốc thậm chí khi một số người dự báo về một sự giảm tốc thời kỳ hậu Olympic.
“WPP đã chuẩn bị rất kỹ để đối phó với sự biến động đã được dự báo. Tăng trưởng sẽ tiếp tục trong nhiều năm tới. Có thể một số công ty sẽ biến mất, bị hoảng sợ hoặc phải bỏ đi, nhưng điều đó sẽ chỉ làm chúng tôi lớn mạnh hơn mà thôi,” ông Martin Sorrell nói.
Các chuyên gia nói rằng, Olympic làm nên điều phi thường cho hình ảnh của một quốc gia. Theo ông Chen thì “Đó là một cơ hội để thể hiện một Trung Quốc cởi mở, hoà bình và minh bạch trong tất cả các lĩch vực mà sẽ thúc đẩy lòng tin của các nhà đầu tư vào Trung Quốc.”
Còn ông Park của Viện Nghiên cứu kinh tế Samsung thì cho rằng Olympic có thể tạo ra cho các công ty bản địa một sân chơi toàn cầu. “Nó đã biến Sony, Honda, Korean Air và Samsung thành các thương hiệu toàn cầu. Rất nhiều các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc đã bắt đầu nổi lên trên thị trường thế giới sau các kỳ thế vận hội ở Tokyo và Seoul.”
Ông Park tin tưởng rằng Thế vận hội Olympic Bắc Kinh cũng sẽ có hiệu ứng tương tự đối với các hãng của Trung Quốc như Lenovo, China Mobile, Bank of China và Air China.
( Nguồn: Hà Linh -Vietnamnet //Theo China Daily)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com