Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhật Bản thắt chặt bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nhiều công ty hoạt động kinh doanh ở Nhật Bản sẽ buộc phải quan tâm hơn đến dữ liệu cá nhân. Bắt đầu vào 1/4 năm nay, các doanh nghiệp ở Nhật Bản trong đó có các công ty nước ngoài cần phải tuân theo luật lệ đưa ra các qui định dành cho việc quản trị dữ liệu cá nhân

Personal Information Protection Law có hiệu lực từ 1/4, được áp dụng cho công ty với các văn phòng ở Nhật Bản đang nắm giữ dữ liệu cá nhân của trên 5 ngàn người. Dữ liệu cá nhân được xác định bởi luật trong đó có tên, địa chỉ, ngày sinh, giới tính, gia đình, số điện thoại di động và địa chỉ E-mail của người nếu địa chỉ được nhận ra bởi tên người.

Điều luật tuyên bố một bộ các qui định dành cho các công ty đang quản lý dữ liệu cá nhân, Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã đưa ra một bộ các hướng dẫn làm thế nào để duy trì bảo mật dữ liệu. Trong điều luật các công ty phải có riêng một bộ phận chịu trách nhiệm phụ trách vấn đề bảo mật dữ liệu cá nhân.

Trong số các qui định mới mà các công ty cần tuân theo, họ cần xác định thông tin được góp nhặt với mục đích gì, phải được sự ưng thuận của các cá nhân trước khi sử dụng thông tin với bất kỳ mục đích nào, các biện pháp được tiến hành nhằm tránh dữ liệu khỏi bị rò rỉ và đánh cắp. Các công ty cần phải đối phó với các phàn nàn và phải sửa chữa dữ liệu bị nhầm lẫn.

Các hướng dẫn METI phản ánh nhiều biện pháp bảo mật PC cơ bản như sử dụng các mật khẩu dài được thay đổi thường xuyên. Các hướng dẫn khác bao trùm các biện pháp lưu trữ dữ liệu và chống Virus.

Trong nhiều năm qua có một chuỗi các sự kiện trong đó dữ liệu cá nhân được đánh cắp hoặc rò rỉ từ các công ty nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Ví dụ, vào tháng 2 năm 2004, Softbank BB, nhà cung cấp dịch vụ băng rộng quan trọng đã làm rò rỉ dữ liệu cá nhân của trên hơn 4,5 triệu thuê bao.

Điều luật và các hướng dẫn đại diện cho bước đi đáng kể trong việc làm cho dữ liệu cá nhân an toàn hơn ở Nhật Bản. Đó là nỗ lực nhằm khiến các công ty có trách nhiệm hơn.

( theo Tạp chí hoạt động khoa học )

Bài thuộc chuyên đề: Nhật Bản: Thông tin kinh tế

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Hệ thống quản lý, giám sát nhân viên bằng thẻ thông minh
  • Phần mềm “Hệ thống thông tin tài chính kế toán AFIS”
  • Phần mềm quản lý đào tạo EduPro 4.0
  • Cổng an toàn thông tin trên công nghệ cách ly phi chuẩn
  • Phần mềm Văn phòng điện tử (eOffice)
  • Phần mềm giáo dục bảo vệ môi trường
  • Phần mềm cảnh báo nguy cơ cháy rừng
  • eFile - Bộ phần mềm quản lý hồ sơ lưu trữ đầu tiên tại Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị