Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”

“Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
Theo ông Lê Nam Thắng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện có khoảng gần 20 triệu thuê bao di động truy cập Internet.

Tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Bộ Thông tin và Truyền thông, hôm 1/7, ông Tống Viết Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã đề xuất tăng giá cước 3G.

Cụ thể, ông Trung cho biết, hiện nay, do sự bùng nổ của các dòng điện thoại thông minh, hạ tầng công nghệ tốt nên thuê bao sử dụng dịch vụ Internet trên nền di động tương đối phổ biến, hiện số thuê bao sử dụng dịch vụ 3G đang tăng nhanh và trong tương lai gần smartphone chiếm tỷ lớn trên mạng. Tuy nhiên giá cước 3G hiện tại là khá thấp.

Trong khi đó, thời gian đầu, do áp lực cạnh tranh giữa các nhà mạng nên các doanh nghiệp đặt ra giá cước tương đối thấp so với giá thành để mong lấp đầy lưu lượng mạng đã đầu tư. Tuy nhiên, đến thời điểm này đã nảy sinh một số bất cập nên Viettel quyết định sẽ đề xuất lên Bộ Thông tin và Truyền thông để tăng giá cước 3G.

Trao đổi với VnEconomy, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Lê Nam Thắng cho rằng, hiện giá cước đã có quy định trong Luật Viễn thông, với một số nội dung đáng chú ý sau.

Thứ nhất là tôn trọng quyền định giá của doanh nghiệp, nhà nước không can thiệp vào quyền định giá của doanh nghiệp mà chỉ quản lý giá cước liên quan đến công ích, giá cước liên quan giữa các doanh nghiệp với nhau. Còn giá ra thị trường căn cứ trên thị trường và do thị trường quyết định.

Thứ hai là giá cước trên cơ sở giá thành. Doanh nghiệp kinh doanh phải dựa trên giá thành, bán lỗ cũng không được.

Thứ ba là dựa vào cung cầu trên thị trường. Tùy từng thời điểm, lúc này doanh nghiệp có thể bán lỗ nhưng lúc khác bán lãi để bảo đảm tổng thể cung cầu thị trường.

Và thứ tư là trên cơ mặt bằng giá dịch vụ của khu vực và thế giới.

“Bộ không can thiệp vào việc định giá của doanh nghiệp. Đây cũng không phải là doanh nghiệp kiến nghị Bộ cho tăng giá vì doanh nghiệp sẽ căn cứ theo luật và có thẩm quyền tăng giảm giá cước. Đây chỉ là thông điệp và doanh nghiệp thông báo rồi ban hành giá”, ông Thắng nói.

Theo ông Thắng, lĩnh vực viễn thông bây giờ rất cạnh tranh. Khi doanh nghiệp này tăng giá mà doanh nghiệp kia không tăng thì “ông” tăng cũng phải xem xét, hoặc một doanh nghiệp giảm hoặc bán giá thấp hơn thì doanh nghiệp khác cũng sẽ tính toán giảm theo để cạnh tranh. Nên bản thân cơ chế cạnh tranh thị trường sẽ tạo ra giá cả trên thị trường.

(Theo Vneconomy)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • Huawei cân nhắc thâu tóm Nokia
  • Nokia “vĩnh biệt” hệ điều hành Symbian trên smartphone
  • Thị trường quảng cáo trên di động tại Việt Nam khởi sắc
  • Giải pháp bảo mật dành cho doanh nghiệp
  • Thế giới đã có 6,4 tỷ thuê bao điện thoại di động
  • Apple liên tục gặp họa
  • Google khởi động cuộc chiến tỷ “đô” với Facebook?
  • Máy ảnh, “cuộc chiến” mới của Samsung
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị