Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giữ ẩm cho cây

Đối với vùng đất khô cằn, khi sử dụng chất giữ ẩm, năng suất cây trồng có thể tăng lên 4 - 5 lần so với bình thường

Thời gian gần đây, tình hình hạn hán kéo dài khiến ngành nông nghiệp nước ta gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Phòng Công nghệ hữu cơ - Viện Công nghệ hóa học VN đã tập trung nghiên cứu và cho ra đời một loại vật liệu mới có khả năng giữ ẩm, tiết kiệm được 30% - 60% lượng nước tưới cho cây trồng.

TS Nguyễn Cửu Khoa, thuộc nhóm nghiên cứu, cho biết vật liệu hút nước, giữ ẩm khi dùng sẽ được pha trộn với vỏ trấu hoặc vỏ cà phê. Tùy tính chất của từng loại cây mà tỉ lệ pha trộn sẽ khác nhau, trung bình 10 g - 25 g chế phẩm cộng với 0,5 kg - 1 kg trấu hoặc vỏ cà phê. Sau đó, hỗn hợp được trộn vào đất ở độ sâu 10 cm - 20 cm trong phạm vi tán lá. Sau mỗi lần tưới nước, chất giữ ẩm sẽ giữ lại phần lớn lượng nước tưới thay vì thất thoát đi bằng cách bốc hơi hoặc thấm sâu xuống lòng đất.

Nhờ được giữ ẩm, ruộng bắp vẫn xanh tốt trong mùa hạn hán

Chất giữ ẩm này đã được thử nghiệm trên 3 loại cây cà phê, bắp và bông ở tỉnh Gia Lai, cho kết quả rất khả quan. Ở cây cà phê, sau khi dùng chất giữ ẩm, cây xanh tốt, năng suất tăng thêm khoảng 5 tấn/ha. Ở cây bắp, năng suất tăng lên 1,5 lần và dù gặp hạn hán nhưng cây vẫn phát triển tốt. Cây bông tăng năng suất từ 10% - 40%. Trong cả 3 trường hợp đều giúp tiết kiệm khoảng 60% nước tưới so với bình thường. Đối với vùng đất khô cằn, khi sử dụng chất giữ ẩm, năng suất cây trồng có thể tăng lên 4 - 5 lần so với bình thường. Tuy nhiên, mùa mưa thì không nên dùng sản phẩm này cho cây.

Sử dụng được cho nhiều loại cây trồng

Các nhà khoa học cũng đã tiến hành thử nghiệm các tính chất dinh dưỡng, thành phần hóa lý, vi lượng, vi sinh... và nhận thấy chế phẩm không ảnh hưởng đến môi trường đất và chất lượng cây trồng, có thể dùng cho tất cả các loại cây ngắn và dài ngày, chỉ cần điều chỉnh thời gian giữ ẩm phù hợp tùy theo tuổi đời của cây. Giá mỗi ký chất giữ ẩm hiện từ 60.000 đồng đến 70.000 đồng.

( Bài và ảnh: Thủy Phan // Nguoilaodong Online)

  • Công nghệ mới cho chế biến thực phẩm
  • Nuôi thành công giống cá chạch lấu nhân tạo
  • Cây lúa Thành Dền bắt đầu làm đòng
  • Thiết bị tách nước khỏi mật ong
  • Thiết bị chống nạn rải đinh trên đường
  • Bêtông mới giúp giảm ô nhiễm khí thải của xe hơi
  • Cơ chế mới giúp truyền tải thông tin trong sinh vật
  • Sản xuất đường từ vi khuẩn quang hợp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị