Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc tháng 5 giảm manh

Theo thống kê của Hải Quan Trung Quốc, xuất khẩu dệt và quần áo của nước này tháng 5 tiếp tục sụt giảm, với mức giảm 14,7% so với tháng 5/2008 xuống còn 12,31 tỷ USD.


Các nhà xuất khẩu tại đất nước này đang phải đối mặt với một loạt những vấn đề, trong đó có giá sản xuất tăng và nhu cầu ở nhiều nước giảm sút. Tuy nhiên cũng có lợi thế từ việc dỡ bỏ quota tại Mỹ.


Sau khi giảm kỉ lục 35,1% vào tháng 2/2009, xuất khẩu dệt may của Trung Quốc đã tăng 2,9% vào tháng 3 song lại giảm 12,6% vào tháng 4, tiếp tục giảm 14,7% trong tháng 5.


Xuất khẩu hàng dệt (sợi, vải, vải trang trí) và quần áo (bao gồm cả phụ kiện) tháng 5 đã giảm mạnh hơn cả tháng 4.


Theo đó, xuất khẩu Dệt May Trung Quốc giảm 14,75% so với cùng kỳ năm 2008, phản ánh xu hướng suy giảm mới kể từ khi giảm 12,55% trong tháng 4.


Xuất khẩu hàng may mặc giảm 13,7% trong tháng 5, so với mức giảm 11,2% trong tháng 4. Tương ứng, xuất khẩu hàng dệt giảm 16,3%, so với mức giảm 14,4% của tháng trước đó.


 Tính chung 5 tháng đầu năm, xuất khẩu Dệt May Trung Quốc đã giảm 11%, so với mức tăng 15,4% cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu quần áo chỉ giảm 8% trong khi xuất khẩu hàng dệt đã giảm 15,5%.


Hiệp Hội May Mặc quốc gia Trung Hoa (CNGA) dự báo xuất khẩu may mặc sẽ giảm không ít hơn 15% trong năm 2009, có khả năng kim ngạch XK từ ngành này sẽ ít hơn 100 tỉ USD.


 Doanh số bán hàng của Trung Quốc tới các nước bên ngoài giảm sút rõ ràng do kinh tế trì trệ tại Mỹ và thị trường EU.


Trong khi xuất khẩu tới Mỹ còn được vớt vát phần nào do dỡ bỏ hạn ngạch, có hiệu lực từ đầu năm nay, xuất khẩu tới EU suy giảm nghiêm trọng.


Giá sản xuất đã tăng mạnh trong những năm vừa qua tại đất nước này, trong khi đồng RMB tăng giá làm các sản phẩm của Trung Quốc đắt hơn nếu tính theo USD.


 Các nhà thu mua quốc tế đang tìm kiếm nguồn hàng với giá rẻ hơn như Bangladesh hay Việt Nam.


Nhằm thúc đẩy xuất khẩu, chính phủ Trung Quốc đã tăng thêm tỉ lệ hoàn thuế kể từ tháng 8 năm 2008. Tuy nhiên các Hiệp Hội Công nghiệp nội địa chưa đạt được tỉ lệ hoàn thuế hoàn toàn. Khi chính phủ nước này một lần nữa tăng thêm tỉ lệ hoàn thế đối với một số lượng lớn các sản phẩm từ mùng 1 tháng 6 năm nay, không may ngành công nghiệp dệt may là không nằm trong danh sách được ưu đãi này.

 

(Vinanet)

  • Canada- thị trường tiềm năng cho hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam
  • Campuchia hỗ trợ 400 triệu USD cho ngành may
  • Ngành kinh doanh da giày của Ấn Độ duy trì tăng trưởng
  • Giá một số nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu đang trong xu hướng tăng
  • Việt Nam lọt vào top 10 nước cung cấp dịch vụ gia công
  • Hiệp định FTA ASEAN – EU có nhiều lợi thế cho da giày Việt Nam
  • Thị trường xuất khẩu dệt may Việt Nam 4 tháng đầu năm 2009
  • Kim ngạch xuất khẩu da giày giảm 10%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container