Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành kinh doanh da giày của Ấn Độ duy trì tăng trưởng

 

Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu Da Ấn Độ, Habib Hussain, cho biết mặc dù tiêu thụ ở Mỹ và EU - những nhà nhập khẩu hàng da chính trên thế giới - tiếp tục suy giảm, xuất khẩu da của Ấn Độ vẫn duy trì được xu hướng tăng trong tài khoá 2009.
 

Tổng xuất khẩu da thành phẩm và sản phẩm da của Ấn Độ giai đoạn tháng 4 – 2008 đến tháng 2/2009 tăng 2,7%, đạt 3,3 tỷ USD, so với 3,2 tỷ USD cùng kỳ tài khoá trước.

Tính theo đồng Rupi, xuất khẩu trong giai đoạn đó còn tăng mạnh hơn, tăng 16,2%, đạt 151,9 tỷ Rupi.
 

Xuất khẩu giày dép trong thời gian nói trên đạt 1,39 tỷ USD, so với 1,37 tỷ USD cùng kỳ tài khoá trước.
 

Tuy nhiên, xuất khẩu da thành phẩm giảm 13,8% xuống 637,5 triệu USD, còn xuất khẩu yên cương ngựa giảm 9,2% xuống 86 triệu USD.
 

Xuất khẩu giày dép chiếm 42% trong tổng mậu dịch da của Ấn Độ giai đoạn tháng 4/2008 – tháng 2/2009. Xuất khẩu đồ da chiếm 24% thị phần, trong khi da thành phẩm chiếm 19%, quần áo da chiếm 12% và yên cương ngựa chiếm 3%.
 

Lĩnh vực giày dép là phần rất quan trọng trong ngành da giày Ấn Độ. Năm 2007-08, xuất khẩu giày dép của nước này đạt mức tăng 19,32%. Mục tiêu của ngành là nâng xuất khẩu giày dép lên đạt 4,5 tỷ USD vào năm 2010-11, và tổng xuất khẩu da và các sản phẩm da giày lên 6,98 tỷ USD ở thời điểm đó, trong đó riêng giày dép chiếm 65% trong tổng mậu dịch da Ấn Độ.
 

Các thị trường chính tiêu thụ sản phẩm da của Ấn Độ là Đức (14,3% thị phần), Italia (13,2%), Anh (11,4%), Mỹ (9,6%), Hồng Kông (6,2%), Pháp (6,2%), Tây Ban Nha (6%), Hà Lan  (4,2%), UAE (2,4%), Đan Mạch (1,7%), Bỉ (1,5%) và Australia (1,5%).
 

Trong thị trường da toàn cầu đạt trị giá 116 tỷ USD, phần của Ấn Độ mới chiếm một phần rất nhỏ, 3,5 tỷ USD. Nếu Ấn Độ nỗ lực thì trong 5 năm tới sẽ giành được 10% trong tổng thị trường da thế giới. Ông Hussain cho rằng để vượt qua những khó khăn hiện nay do nhu cầu da suy giảm trên toàn cầu, ngành da Ấn Độ phải xây dựng hạ tầng cơ sở tốt, và có những kế hoạch dài hạn.

(Theo Vinanet)

  • Giá một số nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu đang trong xu hướng tăng
  • Việt Nam lọt vào top 10 nước cung cấp dịch vụ gia công
  • Hiệp định FTA ASEAN – EU có nhiều lợi thế cho da giày Việt Nam
  • Thị trường xuất khẩu dệt may Việt Nam 4 tháng đầu năm 2009
  • Kim ngạch xuất khẩu da giày giảm 10%
  • Kết quả kinh doanh của ngành da giày Trung Quốc sa sút
  • Gia công đến bao giờ?
  • Một số điều cần biết khi kinh doanh da giày với các công ty Brazil
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container