Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàn Quốc siết chặt quản lý an toàn thực phẩm

Chính phủ Hàn Quốc và Đảng Đại dân tộc (GNP) cầm quyền ngày 28/9 đã nhất trí về một loạt biện pháp nhằm tăng cường quản lý an toàn thực phẩm, đặc biệt với thực phẩm nhập khẩu.

Nghị sĩ Ahn Hong-joon, phụ trách ủy ban phối hợp chính sách của GNP cho biết có tổng cộng 7 biện pháp tăng cường giám sát an toàn thực phẩm được đề xuất áp dụng trong thời gian tới. Theo đó, chính phủ sẽ áp dụng cơ chế xử phạt nặng đối với những cá nhân và tổ chức vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Nhà sản xuất sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm khi thực phẩm của họ bị phát hiện nhiễm độc hoặc không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh trong nước hoặc quốc tế. Một trong các biện pháp được xem là mạnh mẽ nhất từ trước đến nay được các nhà lập pháp dự kiến áp dụng là sẽ thu hồi giấy phép hoạt động của doanh nghiệp khi phát hiện sản xuất thực phẩm gây hại hoặc sẽ áp dụng cả hai biện pháp thu hồi giấy phép và buộc đóng cửa nhà máy nếu cơ sở đó bị phát hiện vi phạm hai lần trong vòng hai năm. Những cơ sở này cũng sẽ bị phạt số tiền cao gấp 10 lần lợi nhuận mà họ có thể đạt được.
Cũng theo đề xuất mới, nhà sản xuất bắt buộc phải ghi trên nhãn mác chính của sản phẩm xuất xứ đối với sản phẩm nhập khẩu hoặc nơi sản xuất ở nước ngoài với các sản phẩm của các công ty có chi nhánh ở nước ngoài và dòng chữ này phải in to gấp rưỡi tên thương hiệu, chi nhánh nhằm bảo vệ người tiêu dùng. Chính phủ cũng sẽ thông báo công khai tên những sản phẩm bị thu hồi trên các phương tiện thông tin đại chúng và thiết lập một hệ thống giúp người tiêu dùng dễ dàng cập nhật thông tin về những mặt hàng nguy hại đến sức khỏe. Chính phủ cũng sẽ tăng tỷ lệ kiểm định bắt buộc với sản phẩm nhập khẩu từ 20% hiện nay lên 30%.
Trong ngày 29/9, GNP chủ trì cuộc họp với các bộ ngành liên quan, trong đó y tế, cơ quan quản lý dược phẩm, thực phẩm, bộ tài chính...để thảo luận chi tiết về các biện pháp cả gói nêu trên.
Hàn Quốc quyết định tăng cường các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm sau khi vụ sữa nhiễm melamine ở Trung Quốc bị phát hiện. Tại Hàn Quốc cũng phát hiện ít nhất 2 sản phẩm của hai công ty sản xuất tại Trung Quốc là "Misarang" và "Milk rush" có hàm lượng melamine ở mức nguy hiểm.

(Thông tấn xã Việt Nam)

  • Ngành sữa tăng trưởng cao
  • Gạo Việt đang bị ép giá
  • Thành “sản phẩm dinh dưỡng”, sữa tha hồ tăng giá
  • Thị trường “ngả nghiêng” vì rượu rởm
  • Bi kịch đường và muối: Sắp hết thời 'tự sướng'
  • Nhật Bản có kế hoạch sửa đổi luật liên quan tới thực phẩm
  • Người tiêu dùng bỏ sữa, doanh nghiệp lao đao
  • Lạm phát cao nhưng tiêu thụ bia vẫn tăng mạnh
  • Thị trường sữa bột: Vẫn bị thả nổi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container