Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhật Bản có kế hoạch sửa đổi luật liên quan tới thực phẩm

Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Nhật Bản đã lên kế hoạch sửa đổi lại luật thực phẩm nhằm thắt chặt kiểm soát đối với các nhà phân phối gạo, sau vụ xìcăngđan hãng Mikasa Foods (có trụ sở tại Osaka) đã bán ra thị trường loại gạo có dư lượng thuốc trừ sâu.

Cụ thể, Bộ này đề nghị đưa dự luật sửa đổi "Luật ổn định cung, cầu và giá đối với lương thực cơ bản" ra xem xét tại phiên họp định kỳ của Quốc hội Nhật Bản vào năm 2009. Quyết định này ngược với luật sửa đổi năm 2004, theo đó Chính phủ Nhật Bản đã nới lỏng các quy định về phân phối gạo.
Ngoài ra, Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp dự kiến sẽ đưa ra quy định buộc các nhà phân phối gạo phải giữ sổ sách ghi chép về việc bán và xử lý gạo.
Hãng Mikasa Foods đã bán loại gạo nhập khẩu bị nhiễm thuốc trừ sâu methamidoph để sử dụng làm thực phẩm, trong khi hãng này mua gạo từ Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp với điều kiện sử dụng gạo không vì mục đích thực phẩm, như để sản xuất keo hồ. Đặc biệt, phát hiện vừa rồi của Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp cũng không thể ngăn cấm Mikasa bán loại gạo này.
Bộ trên đã thành lập một ủy ban gồm các chuyên gia về phân phối gạo và nỗ lực thành lập một hệ thống mới để ngăn ngừa các hành vi gian dối trong hoạt động phân phối và xử lý gạo. Các quan chức của Bộ này cho biết, vào khoảng cuối tháng 11/08, Bộ sẽ đưa ra một khuôn khổ cho hệ thống mới, đồng thời quy định những yêu cầu về xuất xứ gạo, và hệ thống đảm bảo truy tìm nguồn gốc sản phẩm gạo.
Trong bối cảnh xảy ra hàng loạt các vụ bê bối lên quan đến thực phẩm, Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Nhật Bản cũng đang cân nhắc sửa đổi "Luật về các tiêu chuẩn trong lĩnh vực nông nghiệp" của nước này để tăng khung hình phạt đối với lãnh đạo các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm có hành vi gian dối về nhãn mác thực phẩm, như nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng hay và thành phần cơ bản.
 Vietstock

Bài thuộc chuyên đề: Nhật Bản: Thông tin kinh tế

  • Ngành sữa tăng trưởng cao
  • Gạo Việt đang bị ép giá
  • Thành “sản phẩm dinh dưỡng”, sữa tha hồ tăng giá
  • Thị trường “ngả nghiêng” vì rượu rởm
  • Bi kịch đường và muối: Sắp hết thời 'tự sướng'
  • Hàn Quốc siết chặt quản lý an toàn thực phẩm
  • Người tiêu dùng bỏ sữa, doanh nghiệp lao đao
  • Lạm phát cao nhưng tiêu thụ bia vẫn tăng mạnh
  • Thị trường sữa bột: Vẫn bị thả nổi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container