Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thành “sản phẩm dinh dưỡng”, sữa tha hồ tăng giá

Thành “sản phẩm dinh dưỡng”, sữa tha hồ tăng giá
Sự “lệch pha” giữa tên gọi trên nhãn hàng và tên gọi thực tế của sản phẩm trong sử dụng hàng ngày là điểm khúc mắc trong quản lý của cơ quan chức năng đối với giá sữa.

Rất nhiều doanh nghiệp đã đổi tên gọi sản phẩm từ “sữa bột” hoặc “sữa công thức” thành “sản phẩm dinh dưỡng”. Nhờ Luật Giá, những sản phẩm với tên gọi mới này đã tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng.

Nhìn nhận thực tế này, Bộ Tài chính đã đề xuất Bộ Y tế chuẩn hóa tên gọi các sản phẩm dinh dưỡng, đồng thời, xem xét việc đưa mặt hàng này vào diện bình ổn giá.

Theo Luật Giá, chỉ mặt hàng sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi mới thuộc diện bình ổn giá. Các sản phẩm dinh dưỡng khác như thực phẩm bổ sung, sữa chua, sữa đầu nành là những sản phẩm dinh dưỡng và không thuộc danh mục này.

Trong khi đó, khảo sát thị trường cho thấy, hầu hết các sản phẩm sữa cho trẻ em, kể cả trẻ em dưới 6 tuổi đều được ghi nhãn với tên gọi mới là “sản phẩm dinh dưỡng”, hoặc không ghi nhãn.

Phản hồi với ghi nhận thị trường này, Cục Quản lý giá cho biết, từ đầu năm đến nay đơn vị này nhận được thông báo giá bán các sản phẩm của 4 công ty. Các doanh nghiệp cho biết nguyên nhân chính của việc điều chỉnh tăng giá bán của các sản phẩm trên là do thời gian qua giá vốn hàng bán thay đổi, chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí tiền lương điều chỉnh tăng..., nên doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá bán.

Tuy nhiên, các mặt hàng này đều không có sản phẩm nào có tên là “sữa”! Vì vậy, các công ty chỉ việc gửi thông báo tăng giá và cơ quan chức năng không thể can thiệp. Thế nhưng, tại các đại lý, các sản phẩm được người bán hàng và người tiêu dùng gọi tên là “sữa” đều tăng giá.  

Xem xét từ khía cạnh thị trường, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đã kiến nghị Bộ Công Thương thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra 3 vấn đề về thương phẩm, chất lượng và giá cả mặt hàng, không thể chỉ kỳ vọng vào giá.

Theo quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa, sản phẩm dinh dưỡng của Bộ Y tế, nhiều sản phẩm trước đây được ghi là sữa và đăng ký giá tại Bộ Tài chính, các sở tài chính, đã được doanh nghiệp thay đổi tên gọi và đăng ký với tên gọi mới như thức ăn công thức, thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, sản phẩm dinh dưỡng... Sự “lệch pha” giữa tên gọi trên nhãn hàng và tên gọi thực tế của sản phẩm trong sử dụng hàng ngày đang trở thành điểm khúc mắc trong quản lý của cơ quan chức năng đối với giá sữa.

(Theo Vneconomy)

  • Ngành sữa tăng trưởng cao
  • Gạo Việt đang bị ép giá
  • Thị trường “ngả nghiêng” vì rượu rởm
  • Bi kịch đường và muối: Sắp hết thời 'tự sướng'
  • Ngành mía đường Việt Nam: Gian truân hội nhập
  • Dầu ăn: Thị trường dễ xơi
  • Doanh nghiệp thực phẩm “kêu cứu”
  • Nước mắm 'giả' không được ghi là nước mắm
  • Nói và làm: 'Chữa cháy' cho nông dân
  • Nước mắm truyền thống mất dần vị thế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container