Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tính đúng, tính đủ: giá thuốc đội viện phí lên bao nhiêu?

Đăng ký khám bệnh tại Bệnh viện Mắt TPHCM. Ảnh: Lê Toàn.

Chính sách “tính đúng, tính đủ” viện phí sẽ là sống/chết đối với không ít người dân, kể cả những người có bảo hiểm y tế do phải đồng chi trả. Để tính đúng, tính đủ viện phí, cũng cần sòng phẳng tính đúng, tính đủ xem cách quản lý thuốc và giá thuốc hiện nay đang đội viện phí như thế nào.

Thị trường dược phẩm hiện nay ở Việt Nam thể được tóm tắt như sau: “Các nhà sản xuất nước ngoài giao độc quyền phân phối sản phẩm cho một trong các công ty cung ứng đa quốc gia, dẫn tới hiện tượng liên kết chiều dọc, ấn định giá cao, chiếm lĩnh thị trường và các hành vi phản cạnh tranh khác”.

Liên minh “bất khả xâm phạm”

Không phải giới hữu trách không nắm rõ thực trạng-vấn nạn này. Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) nắm rõ thực tế các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm đang bắt tay nhau để điều tiết thuốc nhập khẩu và ngầm phân chia thị phần tại Việt Nam. Các hãng này đã thỏa thuận ngầm với nhau rằng mỗi hãng “đảm trách” một nhóm mặt hàng, nên danh mục sản phẩm thuốc chào bán của các hãng này không trùng lặp với nhau, vô hình trung tạo thành thế độc quyền trên mỗi loại thuốc.

Hậu quả là thuốc chữa bệnh, trước khi vào Việt Nam, đã bị các nhà phân phối, các công ty môi giới cấu kết với văn phòng đại diện của công ty nước ngoài ấn định giá. Giá thuốc khi về đến Việt Nam được nâng lên cao hơn giá gốc 200-300%. Các công ty nước ngoài cũng quyết định luôn giá bán buôn và bán lẻ ra thị trường... áp đặt các điều kiện giao hàng cho các đại lý ngay khi nhận thuốc.

Khống chế thị trường và làm giá thuốc từ đầu vào chưa đủ, các hãng phân phối này khống chế luôn đầu ra và đi đến tận cùng là... nhà thuốc bệnh viện. Theo một đại diện Ngân hàng Thế giới, 80% lượng thuốc ở Việt Nam được tiêu thụ tại các bệnh viện. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp phân phối thuốc nào nắm được bệnh viện, thì doanh nghiệp đó sẽ thắng.

Cũng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận xét: “Ở Việt Nam, trong quá trình đấu thầu thuốc các bệnh viện nhận tiền của các nhà thầu và thiên vị cho một số nhà thầu nhất định. Có bệnh viện đấu thầu một loại thuốc, kết quả trúng thầu cao nhất lại thuộc về doanh nghiệp có giá gần cao nhất chứ không phải rẻ nhất.

Bất hạnh thay, trong tổng giá trị thuốc đấu thầu của các bệnh viện, thuốc nhập khẩu đắt tiền hơn chiếm tới 90%! Càng bất hạnh hơn nữa là 8/10 bác sĩ thừa nhận thiên vị cho những loại thuốc nhập khẩu giá đắt, có hoa hồng cao.

Thế nhưng, do Luật Cạnh tranh không thể điều chỉnh, nên đành... bó tay! Theo quy định của Luật Cạnh tranh, doanh nghiệp chỉ bị “xem xét” xử lý độc quyền khi có thị phần 30% trở lên. Tuy nhiên, ở Việt Nam, mỗi doanh nghiệp này chỉ nắm giữ thị phần đến 30%, nên mặc dù đang chiếm vị trí thống lĩnh trong phân phối một số loại thuốc, vẫn không thể bị xem là độc quyền.

Từ khi tham gia WTO, do bảo hộ quyền phân phối dược phẩm và một số mặt hàng có ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội, nên vô hình trung bảo hộ luôn quyền phân phối của ba hãng phân phối nước ngoài này trên thị trường Việt Nam. Đây chính là tột đỉnh của sự phi lý!

Và do đó các doanh nghiệp này trở nên bất khả xâm phạm, tự do mỗi năm làm giá “trước mũi” mọi cơ quan hữu trách, tự do làm giàu trên sức khỏe cùng sinh mạng người bệnh khi mà thị trường dược phẩm Việt Nam tăng trưởng đều đặn trong những năm qua: 17% (2006), 18,8% (2007), 25,4% (2008), theo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế.

Thậm chí tự do ấn định cả mức cung để tạo ra khan hiếm hay không, sao cho có lợi tối ưu: “Vì mục tiêu lợi nhuận cao, cả hệ thống từ sản xuất đến phân phối của các công ty đa quốc gia chỉ tập trung phân khúc thị trường ở thành thị chấp nhận giá cao, do đó tự nguyện hạn chế số lượng cung để giữ giá” (trích báo Sức khỏe và Đời sống).

Càng đáng ngại hơn nữa là từ khi tham gia WTO, do bảo hộ quyền phân phối dược phẩm và một số mặt hàng có ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội, nên vô hình trung bảo hộ luôn quyền phân phối của ba hãng phân phối nước ngoài này trên thị trường Việt Nam. Đây chính là tột đỉnh của sự phi lý !

Ai quản lý ai, quản lý cái gì?

Trong bối cảnh các nhà phân phối ấy bình chân như vại, không thể không tự hỏi có ai quản lý gì, quản lý ai được hay không và tại sao? Trên lý thuyết và trong thực tế, vẫn đang có một Cục Quản lý dược, thuộc Bộ Y tế với đầy đủ ban bệ.

Và quản lý theo kiểu độc quyền ở khâu phân phối, cụ thể là độc quyền số đăng ký thuốc (số visa), chính là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thị trường tân dược bị lũng đoạn.

Lũng đoạn được là do muốn lưu hành thuốc, thì phải đăng ký thuốc (cấp số visa) với Cục Quản lý dược - Bộ Y tế. Đây là thủ tục đương nhiên, rất cần thiết nhằm kiểm soát chất lượng dược phẩm. Song, cũng theo quy định này, muốn nhập thuốc vào Việt Nam, phải được sự đồng ý của công ty đang nắm quyền sở hữu số đăng ký đối với loại thuốc đó. Chính điều này đã hình thành nên những đường dây độc quyền phân phối, khép kín do các “ông lớn” nước ngoài khống chế.

“Đầu vào” bó tay đã đành, “đầu ra” cũng bó tay luôn. Việc đấu thầu thuốc lại riêng lẻ theo từng bệnh viện, từng tỉnh, với hàng trăm hội đồng đấu thầu khác nhau, do đó xảy ra sự khác nhau về giá thuốc là tất yếu. Trong khi đó, Luật Đấu thầu lại không có quy định chi tiết về đấu thầu thuốc. Việc mỗi bệnh viện tự đấu thầu mỗi giá, có phải là “tản quyền, tản lợi”?

Có thực sự đành phải bó tay không?

Mỗi lần có thông cáo kê khai giá, là mỗi lần các hãng lại nâng giá lên. Một quan chức phân bua rằng “quy định nguyên tắc lấy giá ở các nước trong khu vực có điều kiện y tế, thương mại tương tự Việt Nam là không khả thi” trong việc xác minh đối chiếu giá thuốc nhập khẩu.

Thế nhưng, ở đầu vào, ít nhất cũng có một công cụ giúp xác minh. Đó là website International Drug Price Indicator Guide vốn cho phép chỉ với vài cú click chuột, có thể tìm ra giá “tương đối” của một số họ thuốc thiết yếu trên thị trường quốc tế. Tỉ như tìm họ thuốc huyết áp Losartan 50 mg: giá thấp nhất là 0,0290 đô la Mỹ/viên (khoảng 500 đồng) - giá trung bình 0,3182 đô la Mỹ/viên (khoảng 6.000 đồng), giá ở Việt Nam dưới tên Cozaar là 8.500 đồng/viên!

Thành ra, trước khi muốn tính đúng, tính đủ viện phí, cũng cần tính đúng giá thuốc vốn là thành phần then chốt trong viện phí. Làm thế nào mà 8 năm nay, ở Thái Lan, chính sách “30 baht - tức 15.000 đồng - cho mỗi lượt trị liệu” vẫn còn thích hợp, nếu như không phải do quản lý được giá thuốc?

(Theo Danh Đức // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Ngành sữa tăng trưởng cao
  • Gạo Việt đang bị ép giá
  • Thành “sản phẩm dinh dưỡng”, sữa tha hồ tăng giá
  • Thị trường “ngả nghiêng” vì rượu rởm
  • Bi kịch đường và muối: Sắp hết thời 'tự sướng'
  • Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á về tiêu thụ bia
  • Các hãng sữa “rụt rè” cam kết giữ giá
  • Quy hoạch sản xuất và tiêu thụ muối
  • Sữa tươi Việt Nam: Chủ động nâng cao chất lượng
  • 85% giá trị thị phần sữa bột thuộc về các hãng sữa ngoại !
  • Thị trường sữa tươi:Cơ hội cho doanh nghiệp nội tự khẳng định
  • Nhiều sản phẩm sữa đã tăng giá gần 20%
  • Phấn đấu sản xuất 1 tỷ lít sữa tươi vào năm 2020
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container