Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường hàng không nội địa lo mất tiền cho đối tác ngoại

Nhà chức trách VN vừa có văn bản nhắc nhở các hãng hàng không liên doanh với nước ngoài lưu ý đến một số điều khoản để tránh chảy máu doanh thu từ thị trường nội địa.

Trong công văn số 1064 mới ban hành, Cục Hàng không VN nêu rõ các hãng hàng không VN không sử dụng, tiếp thị, quảng cáo, thể hiện biểu tượng, thương hiệu, nhãn hiệu của các hãng hàng không nước ngoài cho dịch vụ vận chuyển của mình; đồng thời, không dùng các biểu tượng, nhãn hiệu dễ gây nhầm lẫn với các hãng hàng không khác. Các hãng vận chuyển cần rà soát lại các quy định của mình để tránh hiện tượng hãng hàng không nước ngoài kiểm soát kế hoạch kinh doanh, lợi nhuận của mình thông qua các kênh trực tiếp hoặc trang web bán vé chung.

Lời cảnh báo này được Cục Hàng không VN phát đi chiều 8/4, sau khi Hãng hàng không tư nhân Vietjet Air tuyên bố hoàn tất việc bán 30% cổ phần cho hãng giá rẻ Air Asia. Theo kế hoạch, sau khi bán cổ phần cho đối tác ngoại, Vietjet Air sẽ lập liên danh và hoạt động theo mô hình giá rẻ dưới tên Vietjet AirAsia.

Giới chuyên gia lo ngại, việc sử dụng nhãn hiệu Vietjet AirAsia này có thể dấy lên cuộc cãi vã giống như đã từng xảy ra với trường hợp hãng giá rẻ Pacific Airlines khi bán cổ phần và đổi tên thành Jetstar Pacific.

Phó cục trưởng Cục Hàng không VN, Lại Xuân Thanh, trao đổi với VnExpress.net cũng cho biết việc Vietjet Air bán 30% cổ phần cho đối tác ngoại phù hợp với Luật Hàng không. Tuy nhiên, nếu hãng sử dụng thương hiệu của đối tác nước ngoài sẽ cần phải cân nhắc kỹ vì rất có thể sẽ bị "tuýt còi" giống như trường hợp của Jetstar Pacific.

Trước đó, Cục Hàng không VN ra tiếp văn bản yêu cầu hãng giá rẻ Jetstar Pacific báo cáo việc đổi thương hiệu, logo và phương thức quản lý doanh thu qua mạng. Ngoài ra, Cục cũng yêu cầu Jetstar Pacific Airlines kiểm soát doanh thu bán vé các chuyến bay nội địa của mình tại trang web chung. Trường hợp doanh thu bán vé nội địa VN bị phía nước ngoài kiểm soát, Cục sẽ yêu cầu hãng có phương án lấy lại quyền kiểm soát doanh thu.

Hiện nay, các hãng giá rẻ trong một tập đoàn thường bán hàng chung qua một trang web. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng "chày máu" doanh thu và cơ quan chức năng rất khó biết được việc lỗ thật hay lỗ giả tại các hãng hàng không có đầu tư nước ngoài.

(VnExpress)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Cảng Cát Lái có máy soi container
  • Hãng hàng không Đông Dương... biến mất?
  • Vận tải hàng không quốc tế tăng trưởng mạnh
  • “Ổ gà” ở cảng Cái Mép
  • Boeing tăng tốc sản xuất trở lại
  • Sức hút kinh tế cửa khẩu ở An Giang
  • Bàn giao hai tàu chở hàng cho nước ngoài
  • “Giả dụ bán Jestar Pacific, vẫn nhiều người muốn mua”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container