Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Niềm tin kinh doanh đang tăng

Các doanh nghiệp kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế và mức tăng doanh thu trong vòng 12 tháng tới

Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý II năm 2009 đã tăng 31 điểm so với quý trước. Cụ thể hơn, 81% trong tổng số 192 doanh nghiệp (DN) tham gia khảo sát tự tin về mức tăng doanh thu trong vòng 12 tháng tới. Nếu so với tỷ lệ 50% DN tin vào điều này của quý I/2009, dấu hiệu tích cực đã khá rõ ràng.

Kết quả kinh doanh của nhiều DN trong quý II là cơ sở cho các đánh giá đầy tự tin của doanh nghiệp. Đặc biệt, sự hồi phục được cho là khá nhanh của các DN trong ngành xây dựng, tài chính, ngân hàng, chứng khoán cũng như sự duy trì tốc độ tăng trưởng của các DN ngành viễn thông trong quý II có lẽ là đà chính tạo nên mức tăng BCI quý này. 

Vì, các DN hoạt động trong các lĩnh vực này chiếm áp đảo (với khoảng 60%) tổng số DN tham gia khảo sát về BCI. Hơn thế, với mức tăng 9,83% trong quý II của lĩnh vực xây dựng, sự sôi động trở lại của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán đã tạo nên yếu tố lan toả cao, nhất là tác động tích cực trở lại tới kinh tế vĩ mô.

Vào thời điểm Công ty Dịch vụ thông tin tài chính World Vest Base Việt Nam (WVB FISL) và Công ty cổ phần Đầu tư và Tư vấn tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC Invest) tiến hành khảo sát, từ tuần cuối tháng 6 đến tuần đầu tháng 7/2009, 53% DN tham gia cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đã tốt hơn so với 12 tháng trước. Cũng câu hỏi này vào cuối tháng 3/2009, chỉ có 22% DN có cùng suy nghĩ như vậy. Nhìn về 12 tháng tiếp theo, 75% số DN tin vào chuyển biến tốt hơn của nền kinh tế Việt Nam, tăng khá cao so với tỷ lệ 51% DN của quý trước. 

Như vậy, kết quả tất yếu của sự gia tăng niềm tin này là các kế hoạch đầu tư được lên lịch. 59% số DN dự tính sẽ tăng tổng số nhân viên trong vòng 12 tháng tới (so với 32% DN trong quý I/2009), 60% DN đã có kế hoạch đầu tư tăng thêm vào tài sản cố định thay vì 46% DN đưa ra quyết định này vào quý trước. Đặc biệt, 72% DN tin rằng, lợi nhuận của họ sẽ tăng lên trong năm tới, so với tỷ lệ 45% của quý trước.

Cũng phải nói rằng, vẫn có 7% DN lo lắng về một tương lai kinh tế ảm đạm hơn trong năm tới. Chính số DN này cũng đưa ra nhận định lợi nhuận của họ sẽ giảm đi cũng như kế hoạch cắt giảm nhân viên buộc phải thực hiện. Tuy nhiên, so tỷ lệ trung bình khoảng 15% DN đặt vấn đề này của quý I/2009, khó khăn cũng đã giảm đi khá lớn. Đặc biệt, chỉ có 4% DN lo ngại về việc doanh thu sẽ giảm. 

Rõ ràng, bức tranh chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của DN Việt Nam trong năm tới có nhiều điểm sáng hơn. Cũng phải làm rõ là đối tượng khảo sát BCI là các DN đứng đầu cả nước về thương hiệu, tổng tài sản, tổng doanh thu và số lượng nhân viên thuộc 11 lĩnh vực ngành nghề chủ chốt của Việt Nam. Số DN nhỏ và vừa chiếm gần 50% tổng số DN tham gia. Như vậy, khi các tổng giám đốc, giám đốc điều hành, các nhà quản lý DN tăng niềm tin với kế hoạch kinh doanh của họ, tín hiệu khả quan cho sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam được bổ sung.

Tuy nhiên, cũng các DN này lo ngại lớn tới các dấu hiệu bất ổn của kinh tế vĩ mô. Có tới 30% số DN được phỏng vấn dự đoán tỷ lệ lạm phát sẽ trong khoảng 10% - 15%. 48% số DN lo ngại đồng Việt Nam sẽ mất giá so với đồng đô la Mỹ và tỷ giá VND/USD sẽ hơn 18.000 VND/USD vào cuối năm 2009. Đặc biệt, các DN hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu như dệt may, da giày chắc chưa thể yên tâm.

Ngay cả giới chuyên gia kinh tế, một mặt kỳ vọng vào sự hồi phục của nền kinh tế thế giới bắt đầu vào đầu năm 2010, song cũng cảnh báo về các hệ luỵ của sự phục hồi rất có thể làm khó thêm cho các DN mới bước ra từ khủng hoảng.

Đó là khả năng giá cả thế giới tăng lên cùng sự phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh; nền thương mại thế giới có thể thay đổi bởi nhiều biện pháp bảo hộ mậu dịch công khai hoặc trá hình được áp dụng rộng rãi... Bên cạnh đó, lượng hàng tồn kho trong thời khủng hoảng sẽ được tung ra ồ ạt và mọi quốc gia đều ra sức tận dụng sự phục hồi có lợi nhất cho mình khiến sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt.

Các doanh nghiệp Việt Nam nếu chỉ dựa vào niềm tin mà thiếu các kế hoạch tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, cũng như điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với sự biến động của thị trường, cơ hội để niềm tin trở thành sự thật sẽ không cao.


(Theo Khánh An // Báo đầu tư )

  • Đòi hỏi sự phát triển tương ứng của cộng đồng doanh nghiệp
  • Transerco thay thế 129 xe buýt cũ
  • Hoàn thành xây dựng hệ thống cửa hàng chuyên doanh
  • Hơn 8.000 công ty của Nhật Bản phá sản trong nửa đầu năm nay
  • 72% doanh nghiệp kỳ vọng tăng lợi nhuận
  • VinaPhone lưu giữ số thuê bao di động thời hạn 30 ngày
  • Thương nhân hoạt động tại vùng khó khăn được ưu đãi tín dụng
  • Khánh thành nhà máy sản xuất thiết bị đọc mã vạch
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao