Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đòi hỏi sự phát triển tương ứng của cộng đồng doanh nghiệp

Cho tới thời điểm này, số lượng doanh nghiệp (DN) giải thể, phá sản vì khủng hoảng kinh tế không nhiều, khoảng 2.400 DN trong 6 tháng đầu năm 2009. Những cảnh báo về việc phá sản hàng loạt DN, nhất là DN nhỏ và vừa đã không xảy ra.

 Các đợt khảo sát DN gần đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, chỉ gần 9% DN thực sự gặp khó khăn và có thể tính tới việc thu hẹp hoạt động.

Điều này cũng khá tương thích với con số hơn 40.000 DN đăng ký kinh doanh mới trong 6 tháng đầu năm 2009, tăng 14% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, các con số về DN giải thể, phá sản này khó phản ánh đúng tình hình thực tế. Nguyên do không chỉ bởi hệ thống thống kê về DN, cả về lực lượng lao động thất nghiệp, hiện vẫn chưa hoàn chỉnh, mà còn do ý thức không cao của bản thân nhiều DN về thực hiện thủ tục đăng ký giải thể, phá sản DN theo quy định của pháp luật. 

Nhiều DN đã âm thầm biến mất. Hơn thế, thực lực DN Việt Nam sau hai cú sốc lớn do lạm phát cao, khủng hoảng tài chính cuối năm 2008 và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu suốt thời gian qua hiện không được phản ánh chính xác. Sau các chính sách hỗ trợ mang tính chất “hồi sức cấp cứu” cho DN, cụ thể là các giải pháp hỗ trợ về thuế, lãi suất ngân hàng của gói kích thích kinh tế lần thứ nhất, nhiều DN dù lực yếu vẫn tiếp tục được duy trì. 

Đáng nói là vào thời điểm này, sau khi giai đoạn hồi sức đã qua, không ít DN vẫn sống nhờ vào các chính sách hỗ trợ. Những đề xuất kéo dài, bổ sung thêm các chính sách hỗ trợ, bảo hộ từ phía DN khiến lo ngại về năng lực cạnh tranh giảm sau khủng hoảng tăng lên. Thậm chí, những cảnh báo về lạm dụng chính sách hỗ trợ cũng bắt đầu xuất hiện.

Có một câu hỏi được nhiều chuyên gia kinh tế nêu lên là mất bao lâu sau cuộc khủng hoảng này, DN Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam trở lại được đà tăng mạnh của những năm 2007. Vào cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998, kinh tế nước ta, dù chưa hội nhập sâu rộng như hiện tại, phải mất 8 năm mới lấy lại được tốc độ tăng trưởng của năm 1997. 

Hơn thế, vào năm 2010, Việt Nam sẽ chính thức gia nhập nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình. Lợi thế về cạnh tranh giá rẻ, từ sản phẩm đến lao động, sẽ không thể tiếp tục. Thay vào đó, đòi hỏi cao của các quốc gia cho mức thu nhập trung bình đối với DN về quy mô bán hàng, khả năng kiểm soát mạng phân phối quốc tế, quy mô thương hiệu, độ phụ thuộc vào công nghệ bên ngoài, chi phí cho nghiên cứu và phát triển... và đặc biệt là trình đô nhân lực quản lý và lao động. Những đòi hỏi này, rất tiếc, lại đang là điểm yếu phổ biến của các DN Việt Nam.

Cơ hội lớn nhất của khủng hoảng kinh tế được cho là tái cơ cấu. Nhiều quốc gia đã chọn thời điểm này để “quét” những sản phẩm, DN, cấu trúc... không hiệu quả, tạo điều kiện cho các mầm mới phát triển và lớn mạnh. Cái bẫy của các quốc gia có thu nhập trung bình cũng đang hiện hữu khi đa phần các nước bước sang nhóm này đều rơi phải do không tạo được cải tiến vượt bậc về công nghệ, nguồn nhân lực, năng lực cạnh tranh.

Cũng phải nhắc lại, chính sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998, các quyết định tái cơ cấu thể chế, chính sách khi đó đã tạo đà cho sự lớn mạnh đột phá của cộng đồng DN Việt Nam. Số lượng DN đăng ký mới tăng đột phá, trung bình đạt 50.000 DN mỗi năm. Hiện tại, Việt Nam có khoảng trên 378.000 DN. Và kế hoạch 500.000 DN vào năm 2010 hoàn toàn có thể đạt được. 

Đề án tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam đang được các chuyên gia kinh tế hàng đầu bàn thảo. Những mô hình phát triển kinh tế phù hợp cho Việt Nam giai đoạn sau khủng hoảng đang được thiết kế. Điều này có nghĩa là cơ cấu lại DN không phải chỉ là nhiệm vụ của từng DN. Mô hình phát triển kinh tế mới, trình độ phát triển kinh tế mới đòi hỏi sự phát triển tương ứng của cộng đồng DN. Sự bất cập, nếu có, sẽ chính là rào cản cho sự phát triển của cả nền kinh tế cũng như các DN.


(Theo Bảo Duy // Báo đầu tư )

  • Niềm tin kinh doanh đang tăng
  • Transerco thay thế 129 xe buýt cũ
  • Hoàn thành xây dựng hệ thống cửa hàng chuyên doanh
  • Hơn 8.000 công ty của Nhật Bản phá sản trong nửa đầu năm nay
  • 72% doanh nghiệp kỳ vọng tăng lợi nhuận
  • VinaPhone lưu giữ số thuê bao di động thời hạn 30 ngày
  • Thương nhân hoạt động tại vùng khó khăn được ưu đãi tín dụng
  • Khánh thành nhà máy sản xuất thiết bị đọc mã vạch
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao