Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tập đoàn nhà nước đua nhau nhập khẩu than

 Đối mặt với nguy cơ thiếu than sản xuất điện, các tập đoàn nhà nước lại đang đua nhau tìm kiếm nguồn than ngoại để nhập khẩu.

Tự tìm nguồn than rẻ

Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc EVN mới đây cho biết: "Trước đây, do Trung Quốc tăng trưởng nóng, nhu cầu than tăng nên thị trường thuộc về người bán. Cách đây 2-3 năm, than không có mà mua. Giờ, Trung Quốc đóng cửa nhiều nhà máy điện lạc hậu, nhu cầu giảm. Ở Úc và Indonesia, nhiều mỏ đang dư thừa công suất. Giá than nhập cũng giảm, chỉ còn có 80 USD/tấn. Vì thế, thị trường giờ là của người mua!".

Hiện nay, 3 dự án của EVN sẽ dùng than nhập là dự án Duyên Hải 3 mở rộng (600MW), Vĩnh Tân 4 (1.200MW), Duyên Hải 3 (1.200MW), tổng công suất 3.000 MW. Nhu cầu tiêu thụ than nhập sẽ khoảng 10 triệu tấn than.Trung bình, một nhà máy 1.200MW sẽ cần khoảng 4 triệu tấn than/năm.

Không chỉ EVN, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cũng cho biết, đã tích cực tự tìm kiếm than nhập mà không chờ Vinacomin. Theo quy hoạch, PVN chịu trách nhiệm 5 nhà máy nhiệt điện than với tổng công suất 6000MW, trong đó, 3 nhà máy sẽ dùng than ngoại là Long Phú 1, Quảng Trạch 1 và Sông Hậu 1. Tháng 2 mới đây, PVN đã ký hợp đồng nguyên tắc với một công ty than ở Úc để nhập khoảng 3 triệu tấn/năm.

Các tập đoàn nhà nước lại đang đua nhau tìm kiếm nguồn than để nhập khẩu.

Các tập đoàn nhà nước lại đang đua nhau tìm kiếm nguồn than để nhập khẩu.

Đây là tình huống đảo chiều trong câu chuyện 'con gà quả trứng'. Khi thị trường căng thẳng như cách đây 2-3 năm, PVN và EVN đều gặp khó và đều muốn trông cậy vào Vinacomin. Tuy nhiên, giờ đây các tập đoàn này đều trông chờ vào Vinacomin.

Tuy nhiên, hiện nay, các tập đoàn đều tỏ ra 'ớn' Vinacomin và tìm kênh nhập khẩu riêng của mình vì những lý do riêng.

Sợ qua cửa Vinacomin?

Theo dự báo, sau 2015, Việt Nam sẽ bắt đầu thiếu than. Ít nhất, có tới 1/3 nhà máy nhiệt điện than sẽ phải dùng than nhập khẩu. Than trong nước chỉ đủ dùng cho các nhà máy ở miền Bắc và Trung.

Nhu cầu than cho phát điện ngày càng cao. Theo Quy hoạch điện 7, chiếm tỷ trọng lớn nguồn điện của Việt Nam là nguồn nhiệt điện than.

Lường trước thiếu than sẽ nguy cơ thiếu điện nên Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Vinacomin làm đầu mối nhập than cho điện từ 3 năm nay. Theo đó, sớm nhất, 2016, ngành than sẽ phải nhập khoảng 6-7 triệu tấn than để phục vụ sản xuất điện.

Hiện nay, Vinacomin vẫn đang nhập than thí điểm và đã tìm hiểu nhiều đối tác ở Indonesia, Malaysia, Úc, Nga, Ukraina. Năm 2011, tập đoàn này đã nhập chuyến tàu đầu tiên với 9.500 tấn than. Tính đến tháng 5 năm nay, Tập đoàn này đã nhập thí điểm 180 ngàn tấn trị giá 14 triệu USD. Năm 2013, Vinacomin đã cung cấp 17 triệu tấn than cho EVN.

Trong khi đó, than trong nước đang xuất khẩu khó khăn, Vinacomin phải bán giá rẻ và xin đủ thứ ưu đãi để bán ra nước ngoài.

Trong khi đó, than trong nước đang xuất khẩu khó khăn, Vinacomin phải bán giá rẻ và xin đủ thứ ưu đãi để bán ra nước ngoài.

Được biết, với EVN, hai tập đoàn đã dự kiến sẽ hợp tác với nhau ở dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 4 và Duyên Hải 3 mở rộng từ 2017 đến 2049, mỗi năm 4,5 triệu tấn.

"Hai bên đã gặp gỡ nhau nhiều lần, nhưng giờ vẫn đang thoả thuận các điều khoản hợp đồng. Dự kiến tháng 7 này sẽ ký được cho nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng", Phó Tổng giám đốc Vinacomin Nguyễn Văn Biên tiết lộ.

Kế hoạch chung là thế nhưng đến nay, kế hoạch nhập than vẫn chưa tiến triển được gì nhiều. Ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch HĐTV Vinacomin kêu ca: "Một trong những vướng mắc chính là hiện vẫn chưa có ai cam kết việc tiêu thụ than đối với Vinacomin".

Ông Chuẩn đưa ra yêu cầu: Cần phải có sự cam kết về sản lượng tiêu thụ than của các hộ dùng than? Anh cam kết đến đâu thì để tôi thực hiện. Thậm chí, để nhập than, các anh nên góp tiền cùng tôi để làm. Chứ nếu cứ nhập về, anh không dùng thì rất nguy hiểm".

Phó Tổng giám đốc Nguyễn Văn Biên cũng tỏ ra chắc ăn: "Các chủ đầu tư cần than nhập khẩu chưa ký hợp đồng nào với Tập đoàn. Chúng tôi rất mong muốn ký hợp đồng nguyên tắc, có người mua thì mới có người bán".

Tuy nhiên, ý kiến phản hồi từ các tập đoàn cho thấy, họ tìm kênh riêng của mình vì có những lý do không cần và sợ phải qua cửa Vinacomin.

Ông Tri tiết lộ: "Hiện nhiều ngân hàng được các con nợ là các mỏ than ở Indonesi và Úc đến chào bán than cho chúng tôi với giá thấp". Vì thế, chẳng tội gì phải trông chờ vào Vinacomin đi "nhập hộ".

Theo ông Tri, vừa qua, EVN đã mở thầu mua than cho dự án nhiệt điện Duyên Hải 3 và "có tới 15-20 công ty tham gia thì giá thầu đương nhiên tụt xuống. EVN được lợi. Qua đó, chúng tôi cũng sẽ biết đâu là giá trần than.

Bên cạnh đó, ông Tri cho giải thích thêm việc không mặn mà ký hợp đồng mua than ngoại với Vinacomin là "vì Tập đoàn này không nói rõ được nguồn than và giá cụ thể thì làm sao chúng tôi ký được". .

Vinacomin cũng phải làm sao để có giá cạnh tranh hơn với than ngoại thì EVN mới mua. Vì EVN cũng không thể chiụ cảnh mỗi năm giá than lại tăng lên được, khi trong nước, chỉ có một mình Vinacomin bán than cho điện", ông Tri phân tích tiếp.

Tác giả: PHẠM HUYỀN// Theo VEF

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao