![]() |
Khách tham quan gian hàng thủ công mỹ nghệ tại một hội chợ tổ chức ở TPHCM. Ảnh: Uyên Viễn. |
Năm 2007, Công ty TNHH Minh Lâm ở TPHCM, hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hạt điều, đạt kim ngạch xuất khẩu 1 triệu đô la Mỹ tại thị trường Úc. Đơn hàng ngày càng nhiều. Công ty muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng thiếu vốn, lại không có tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng. Minh Lâm tìm đến Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) TPHCM (HCGF).
Giúp doanh nghiệp tìm vốn
Ông Trần Bửu Long, Phó giám đốc HCGF, kể: thời điểm đi khảo sát doanh nghiệp này, ông lắc đầu trước cảnh nhà xưởng chật chội, máy móc cũ kỹ. Hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp cũng thiếu đầu thiếu đuôi. Tuy nhiên, với những bước tư vấn thích hợp, đến năm 2009, Minh Lâm được HCGF bảo lãnh 70% số vốn vay từ Ngân hàng Ngoại thương. Nhờ đó, công ty đã tăng giá trị hàng xuất khẩu lên sáu lần.
Minh Lâm là một trong hàng chục doanh nghiệp được HCGF bảo lãnh tín dụng để vay vốn của các ngân hàng thương mại phục vụ sản xuất kinh doanh. Trong năm 2010 (tính đến tháng 10), quỹ đã bảo lãnh cho hơn 40 doanh nghiệp vay vốn tín dụng được hơn 800 tỉ đồng.
Tìm đến HCGF là những doanh nghiệp cần vốn nhưng không biết xoay xở ra sao, vì họ chưa đủ hoặc không đảm bảo yêu cầu về tài sản thế chấp, cũng như chưa hoàn chỉnh một bộ hồ sơ vay tốt.
Vì thế, để bảo lãnh cho doanh nghiệp và cũng để tồn tại, điều kiện tiên quyết là HCGF phải có kỹ năng thẩm định tốt. Đây cũng chính là khâu khó nhất, bởi trong bối cảnh hiện nay, các ngân hàng luôn ở trong thế thủ. Một khi đã bảo lãnh, nếu doanh nghiệp không trả được nợ, quỹ phải đứng ra trả.
Cho đến nay, những doanh nghiệp được quỹ bảo lãnh tín dụng đang phát triển khá tốt công việc kinh doanh, chưa có rủi ro nào xảy ra. Nhưng cũng chính vì sự kỹ lưỡng, thận trọng đó nên không tránh khỏi sự than phiền của giới doanh nghiệp.
HCGF được thành lập với mục đích phi lợi nhuận, đứng ra bảo lãnh doanh nghiệp với ngân hàng. Thế nhưng các ngân hàng vẫn chưa mặn mà với điều này. Vì thế hoạt động bảo lãnh tín dụng vẫn còn khiêm tốn.
Theo ông Long, đây quả là điều đáng tiếc, bởi cái lợi của một khoản vay được quỹ bảo lãnh là rất lớn, có chi phí thấp. Ngoài việc đứng ra thẩm định dự án, đánh giá khả năng kinh doanh, quỹ còn đứng ra trả nợ, trong trường hợp doanh nghiệp không trả được. “Chỉ riêng điều này cũng ăn đứt việc các ngân hàng phải tìm cách thanh lý, đấu giá tài sản để thu hồi vốn”, ông Long nói.
Nếu đề án đổi mới Quỹ Phát triển khoa học công nghệ TPHCM (theo hướng mở rộng đối tượng cho vay) được
Doanh nghiệp có nhu cầu bảo lãnh tín dụng, liên hệ: Phòng Tư vấn đầu tư và Tài chính, Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa TPHCM Địa chỉ: 33 Pasteur, quận 1, TPHCM (lầu 2) Điện thoại: 08-38213982, 08-39151011 (gặp anh Trúc, anh Hải) |
duyệt với số vốn tăng lên 500 tỉ đồng (xin xem thêm bài Vay vốn từ Quỹ Phát triển khoa học công nghệ: những điều kiện cần, TBKTSG số ra ngày 20-1-2011), HCGF sẽ đứng ra bảo lãnh được nhiều doanh nghiệp, vì “ngân hàng thường không mặn mà nhận tài sản thế chấp là máy móc thiết bị”, nhưng khi đó, “chúng tôi cũng buộc phải đánh giá doanh nghiệp kỹ hơn”, theo lời ông Long.
Chú trọng công tác tư vấn Ông Long cho biết một trong những hoạt động sẽ được quỹ chú trọng trong thời gian tới là tư vấn cho doanh nghiệp trong việc vay vốn, vì “chỉ có tư vấn mới hiểu và tìm ra các khiếm khuyết của doanh nghiệp”. Trong hàng loạt vấn đề khiến doanh nghiệp bị ngân hàng “thiếu quan tâm”, ngoài việc không co tài sản thế chấp, “vấn nạn” hai ba sổ sách chính là trở ngại lớn nhất. “Một doanh nghiệp hoạt động suốt 10 năm nay mà khai toàn lỗ, dù thực ra không lỗ, thì ai giúp được, ai dám bảo lãnh, ngân hàng nào dám cho vay. Vì thế, phải tìm hiểu cặn kẽ, doanh nghiệp nào có thể giúp được thì mới giúp. Có những trường hợp quỹ cũng đành chịu thua”, ông Long nói. Ngoài ra, theo một báo cáo của UBND TPHCM gửi Bộ Tài chính, “doanh nghiệp thường vay vốn ngắn hạn của ngân hàng để đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị, mà lẽ ra cần được vay dài hạn. Do nôn nóng đầu tư hay hiểu sai mục đích đầu tư mà điều này dẫn đến sai lầm hết sức nguy hại”. Điều này đang tồn tại ở rất nhiều DNNVV trên địa bàn thành phố. Trong những hồ sơ gửi đến quỹ, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa quen với việc lập phương án sản xuất kinh doanh hay lập dự án đầu tư. Những hồ sơ pháp lý của dự án, của doanh nghiệp và của tài sản đảm bảo vay nợ thường chưa đáp ứng yêu cầu. Ông Long cho biết nhiều khi các chuyên gia của quỹ đã phải cùng ăn cùng ở với doanh nghiệp, thở hơi thở của doanh nghiệp, và không ít khi đã phải “khuyên can hết lời, nói hết tình hết nghĩa” để ngăn doanh nghiệp không mạo hiểm với những dự án đầy rủi ro. “Nếu không tư vấn thì không tìm được những khách hàng tốt. Có khách hàng tốt thì mới bảo lãnh được. Chính nhờ tư vấn mới phát hiện ra khách hàng và tìm hiểu được khách hàng như thế nào”, ông Long nói. Nhiệm vụ của quỹ là giúp doanh nghiệp vay vốn đầu tư trung dài hạn hoặc vay vốn lưu động (ngắn hạn) tại các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tư vấn về đầu tư, tài chính, quản trị doanh nghiệp; tư vấn, dàn xếp tìm nguồn vốn vay hoặc vốn đầu tư cùng các chính sách hỗ trợ ưu đãi đầu tư của thành phố và Trung ương. Đối với các chương trình vay vốn, quỹ sẽ giúp doanh nghiệp lập phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, lựa chọn giải pháp tín dụng phù hợp đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp tiếp cận với ngân hàng thương mại đáp ứng cho nhu cầu vay vốn. Sau khi đã tư vấn, quỹ sẽ nhận bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn.Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa TPHCM được thành lập năm 2006, với số vốn ban đầu 46,13 tỉ đồng. Đến nay, vốn điều lệ của quỹ tương đương 200 tỉ đồng. Mức bảo lãnh tối đa cho một doanh nghiệp là 30 tỉ đồng.
(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com