Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, việc giảm thuế quan đối với mặt hàng bìa các-tông sẽ mở đầu cho một loạt việc cắt giảm thuế khác. Mục tiêu không gì khác ngoài việc đấu tranh chống buôn lậu trên thị trường trong nước mà liên quan chủ yếu đến vấn đề giá cả.
Tổng cục Hải quan Ma-rốc cho biết thuế có thể là công cụ đấu tranh hiệu quả trước tình trạng buôn bán bất hợp pháp này. Những tỷ suất thuế mà Ma-rốc áp dụng đối với một số sản phẩm từ trước tới nay đang tạo điều kiện cho thị trường chợ đen phát triển. Điển hình nhất là trường hợp giày thể thao, mặc dù được bảo hộ rất cao bằng thuế nhập khẩu 50% nhưng sản phẩm này không mang lại nguồn thu thuế hải quan đáng kể nếu như không muốn nói là không có. Thực tế cho thấy hầu như toàn bộ mặt hàng giày thể thao trên thị trường Ma-rốc hiện nay là hàng nhập lậu.
Mặc dù có một số đề nghị xin hoãn việc áp dụng giảm thuế nhập khẩu nhưng đa số doanh nghiệp trong và ngoài nước vẫn mong đợi cuộc cải cách thuế sẽ có hiệu lực vào tháng 1/2007. Dự thảo nghị định về cắt giảm thuế đang được hoàn thiện. Hiện nay, mức thuế quan trung bình đang là 50%, sau khi cắt giảm sẽ chỉ còn 10%.
Bên cạnh đó, Ma-rốc cũng sẽ chú trọng đến việc giảm thuế nguyên liệu đầu vào đối với các ngành sản xuất trong nước. Theo kế hoạch, trong một vài trường hợp, các tỷ suất thuế nhập khẩu sẽ giảm xuống còn 2,5%. Tuy nhiên mục tiêu giảm thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm không gây ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà sản xuất trong nước, trước tiên là những ngành đang gặp khó khăn. Mặt hàng vở học sinh là một ví dụ. Hiện nay, cả vở lẫn giấy nhập khẩu đều chịu thuế suất là 50%, gây tình trạng căng thẳng trong toàn ngành.
Cuộc cải cách cũng nhằm giảm mức thuế trần từ 50% xuống còn 45%. Mục tiêu là làm giảm sự khác biệt giữa việc miễn thuế theo quy định khi thực hiện khu vực tự do mậu dịch với châu Âu và thuế suất áp dụng đối với các sản phẩm có xuất xứ không được ưu đãi. Đương nhiên, việc cắt giảm này cũng sẽ bổ sung vào những cắt giảm đã quy định trong những hiệp định tự do mậu dịch mà Ma-rốc ký với các nước khác như một số nước A-rập, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, các nước thuộc khối Maghreb...
Nếu như những tác động của Hiệp định tự do mậu dịch ký với Mỹ còn chưa rõ ràng thì hiệp định mà Ma-rốc ký với Liên minh châu Âu lại thể hiện rất rõ với việc giảm thuế 10% mỗi năm kể từ năm 2003.
Mặc dù có những tác động từ việc giảm thế theo cam kết với Liên minh châu Âu nhưng trong 7 tháng đầu năm 2006, nguồn thu thuế hải quan của Ma-rốc lại tăng 6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 3,4 tỷ USD. Có thể giải thích hiện tượng này như sau: trong ba thành phần chủ yếu tạo ra nguồn thu thuế quan là thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ nội địa và thuế nhập khẩu thì chỉ có thuế nhập khẩu chịu sự tác động của việc cắt giảm thuế. Nhưng ngay cả nguồn thu thuế nhập khẩu cũng không bị ảnh hưởng nhiều do khối lượng hàng nhập khẩu tăng nhờ chính sách giảm thuế. Trong khi đó nguồn thu từ thuế VAT và thuế tiêu thụ nội địa đã tăng 12,2% và 2%.
Những sản phẩm chủ yếu sau đây sẽ được cắt giảm thuế nhập khẩu:
- Nước trái cây (thành phẩm và nguyên liệu đầu vào, kể cả bao bì)
- Cà phê
- Sô-cô-la (thành phẩm và nguyên liệu đầu vào)
- Pho mát (thành phẩm và nguyên liệu đầu vào)
- Bánh mứt kẹo (nguyên liệu đầu vào trang thiết bị sẽ giảm thuế nhập khẩu xuống còn 2,5%)
- Đồ điện gia dụng
- Bìa các tông và giấy vở
- Đèn chùm
- Linh kiện thay thế cho xe ôtô
Như vậy 2007 sẽ là một năm thử nghiệm cho cuộc cải cách thuế quan của Ma-rốc. Cũng cần nhắc lại rằng, lộ trình giảm thuế này sẽ còn tiếp tục vì Ma-rốc đã cam kết với WTO rằng đến năm 2012, thuế nhập khẩu cao nhất của Ma-rốc sẽ chỉ còn ở mức tối đa là 20%.
Thương vụ Việt Nam giới thiệu về các rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật với hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Ma-rốc.
Theo Thương vụ Việt nam tại Ma-rốc, Ma-rốc là một trong những nước có ngành công nghiệp dệt may giữ vai trò hàng đầu.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, Ma-rốc là nước nhập khẩu đứng đầu thế giới về chè xanh với lượng tiêu thụ mỗi năm 30.000 tấn. Dự kiến đến năm 2010, Maroc sẽ nhập khẩu 57.100 tấn, tăng 4,5% mỗi năm.
Ma-rốc đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực mở cửa thương mại. Về mặt hải quan, điều này được thể hiện nhiều nhất qua việc gia nhập Tổ chức Hải quan thế giới (1968), rồi các công ước quan trọng nhất do Tổ chức này soạn thảo (Công ước về hệ thống hài hoà hoá thuế quan, Công ước Kyoto về đơn giản hoá và hài hoà các chế độ hải quan, Công ước về tạm nhập, vv). Việc mở cửa của Ma-rốc còn được thể hiện thông qua việc gia nhập GATT (1987), rồi WTO (1994) cũng như bằng việc thông qua luật ngoại thương (1989) về trao quyền tự do xuất nhập khẩu. Cuối cùng, nước này cũng ký kết nhiều hiệp định tự do mậu dịch trong đó có Hiệp định hợp tác với Liên minh châu Âu.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, đồng diham của Ma-rốc không thể mang ra khỏi đất nước cũng không tự do chuyển đổi được. Tuy nhiên, Ma-rốc áp dụng khả năng chuyển đổi tiền trong các hoạt động thông thường.
Kể từ khi giành độc lập năm 1957, Marốc đã chú trọng triển khai những dự án đầu tư quan trọng nhằm phát triển và trang bị cho đất nước những cơ sở hạ tầng công nghiệp cơ bản. Cho đến nay lĩnh vực công nghiệp chiếm gần 28% GDP của Maroc. Đã từ lâu, các ngành công nghiệp chế biến nông sản, dệt may và da thuộc giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, việc giảm thuế quan đối với mặt hàng bìa các-tông sẽ mở đầu cho một loạt việc cắt giảm thuế khác. Mục tiêu không gì khác ngoài việc đấu tranh chống buôn lậu trên thị trường trong nước mà liên quan chủ yếu đến vấn đề giá cả.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, hệ thống thuế ở Ma-rốc bao gồm các loại thuế trực tiếp và gián tiếp. Thuế Gián tiếp đưa ra nguồn doanh thu thuế cao hơn thuế trực tiếp.
Các doanh nghiệp nước ngoài muốn kinh doanh hoặc xuất khẩu thành công trên thị trường Ma-rốc thường phải có văn phòng đại diện hoặc sử dụng các đại lý, các nhà phân phối bản địa. Các đại lý và các nhà phân phối địa phương thường giúp đỡ DN nước ngoài rất nhiều nhờ kiến thức ngôn ngữ (tiếng A-rập) và hiểu biết về tập quán kinh doanh tại Ma-rốc.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt nam tại Ma-rốc, việc chậm thanh toán là một trong những khó khăn chính mà các doanh nghiệp làm ăn tại Ma-rốc gặp phải. Nếu như thời hạn thanh toán được ghi từ 30 đến 60 ngày thì trên thực tế cần phải đợi từ 4 đến 6 tháng thậm chí lâu hơn trong một số trường hợp. Và dường như không một lĩnh vực kinh doanh nào không gặp phải tình trạng này.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, Ma-rốc đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực mở cửa thương mại, với hàng loạt công ước và hiệp định tự do thương mại được ký kết.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt nam tại Ma-rốc, trong những năm qua, hoạt động nhượng quyền thương hiệu tại Ma-rốc phát triển rất mạnh với tốc độ 15 nhãn hiệu mới mỗi năm liên quan đến nhiều lĩnh vực.
Theo nguồn tin Thương vụ tại Việt Nam, tại thị trường Ma-rốc hiện nay cà phê hoà tan đang ngày càng thắng thế trước cà phê rang xay. Sự thay đổi này buộc các doanh nghiệp phải đa dạng hoá chủng loại để đáp ứng nhu cầu thị trường.