Chỉcòn hơn 1 năm nữa là tới Đại lễ kỷ niệm ngàn năm Thăng Long, nhưng niềmtự hào về “Khu phố cổ độc đáo có một không hai Đông Nam Á” của Hà Nộilại đang mất dần đi khi ngày càng có nhiều nhà cao tầng mọc lên tronglòng phố cổ, bất chấp các quy định về quản lý, phá vỡ cảnh quan môitrường của di sản cần được bảo tồn
Một căn nhà xây sai phép tại phố Cầu Gỗ
Cải tạo phố cổ... thành “cao ốc”
“Khôngkhó để tìm thấy một tòa nhà... cao ngút tầm mắt trong khu phố cổ HàNội. Phố nhỏ, nhà san sát nên nhiều người đi đường đã phải... chói mắtngước nhìn các “cao ốc” đã mọc lên sừng sững...” - ông Dần, năm nay 70tuổi, nhà ở phố Hàng Gà vừa cầm chén nước trà nhấp ngụm vừa nói vớichúng tôi. Ngay bên quán nước vỉa hè nơi ông ngồi, một căn nhà “đượcxếp hàng chọc trời” vẫn còn mùi vôi vữa vừa mới hoàn thành.
HàNội đã chính thức công bố chương trình chỉnh trang các tuyến phố xungquanh khu vực hồ Hoàn Kiếm, đồng thời cấm cả biển quảng cáo tấm lớntrong khu phố cổ nhằm phục vụ cho đại lễ ngàn năm sắp được tổ chức.
Chuyệnnày được dư luận cho là cấp thiết và đương nhiên, nhưng dài hơn là quátrình phục dựng, giữ gìn và tôn tạo khu phố cổ quý giá thì lại đang bịbỏ lửng: Tràn lan xây dựng, vi phạm đủ mọi loại hình, nhưng phổ biếnnhất là vi phạm mật độ XD và chiều cao công trình.
Đikèm với đó, cấu trúc mặt tiền các căn nhà đều “hoàn toàn mới”, chẳng ănnhập gì với phố cổ. Hàng Bông, Hàng Ngang, Hàng Dầu, Thuốc Bắc, HàngGà, Cửa Đông, Lý Thái Tổ, Hàng Trống... ở đâu cũng mọc lên nhà caotầng. Chưa đến một buổi chiều, nhóm PV Báo GĐ&XH đã chụp được vàichục tấm hình về các công trình cao tầng trong phố cổ. Mô hình nhà mớithì muôn hình vạn trạng, mỗi nhà một kiểu kiến trúc, một kiểu sơn mặttiền. Tất cả các công trình này, muốn xây dựng, cải tạo đều phải xinphép, phép thì được cấp theo quy định nhưng hầu hết đều bị vi phạm vàthế là cải tạo phố cổ nhưng nhiều cao ốc từ đó mọc lên.
Trênthực tế, từ lâu Trung ương và TP Hà Nội đã quan tâm và có những chínhsách bảo tồn khu phố cổ. Năm 1994, Bộ Chính trị đã có thôngbáosố 72-TB/TW về một số vấn đề quy hoạch, xây dựng Thủ đô Hà Nội, trongđó nói rõ “việc bảo tồn phố cổ là cần thiết, nhưng phải xem xét, xácđịnh phạm vi bảo tồn hợp lý. Phải giữ được những cảnh quan, dáng vẻkiến trúc đặc trưng của khu phố cổ. Mặt khác, phải cải tạo, nâng caođiều kiện sống và làm việc bên trong các khu phố này theo kịp mức sốngvăn minh, hiện đại”. Tháng 6/1999, UBND TP Hà Nội đã ban hành điều lệtạm thời về quản lý xây dựng, bảo tồn và tôn tạo khu phố cổ Hà Nội, kèmtheo quyết định 45/1999/QĐ – UB.
Căn nhà xây vượt chiều cao cho phép tại phố Hàng Trống
Theođó, toàn bộ khu phố cổ nằm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có tổng diệntích khoảng 100ha với tổng số có 68 phố cần được bảo tồn, được xác địnhmốc giới bởi các tuyến phố Hàng Đậu (phía bắc), Phùng Hưng (phía tây),Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Thùng (phía nam) và Trần Quang Khải, TrầnNhật Duật (phía đông). Một trong 6 nguyên tắc quan trọng để bảo tồn,tôn tạo khu phố cổ Hà Nội là các công trình được phép cải tạo phải tuântheo 2 quy định bắt buộc như sau: Đối với các công trình tiếp giáp mặtphố (lớp ngoài) không vượt quá 3 tầng, lợp ngói ta, chiều cao khôngvượt quá 12m; Đối với các công trình lớp phía trong không vượt quá 4tầng, chiều cao tối đa tới đỉnh mái không quá 16m...
Ngoàira, việc cải tạo công trình phải theo phong cách kiến trúc đặc hữu củakhu phố cổ, không làm mất đi vẻ đẹp truyền thống vốn có của di sản lâuđời này. Các công trình đã xuống cấp nghiêm trọng có thể được cải tạo,hoặc xây dựng mới trên cơ sở bảo tồn về không gian kiến trúc và phongcách kiến trúc cũ có sẵn từ trước...
Văn bản quy định như vậy, nhưng trên thực tế trong khu phố cổ Hà Nộivẫncó nhiều ngôi nhà cao tầng, kiến trúc hiện đại ngang nhiên được xâydựng sai quy định, phá vỡ cảnh quan, kiến trúc vốn có, đang dần làm méomó khu phố cổ Hà Nội. Hiện trạng này diễn ra khá phổ biến khiến ngườita có cảm giác tới việc quản lý bị buông lỏng trong sự bất lực của cáccấp chính quyền (!?). Có thể nói ở hầu hết các tuyến phố trong khu phốcổ Hà Nội đều có các công trình xây dựng cao tầng trái với quy định45/1999/QĐ - UB của UBND thành phố về bảo tồn khu phố cổ.
Ai chịu trách nhiệm?
Theophân cấp quản lý, Hà Nội có hẳn một Ban quản lý phố cổ, trước kia trựcthuộc UBND thành phố, nhưng nay đã giao về quận Hoàn Kiếm. Chức năngnhiệm vụ của Ban này tuy không phải đi trực tiếp chấn chỉnh xây dựngsai quy hoạch, nhưng lại có tính quyết định khi các nhà tại phố cổ muốnphục dựng, tu bổ. Trực tiếp làm nhiệm vụ “bảo vệ phố cổ” là thanh traxây dựng quận Hoàn Kiếm và tại các phường trong quận. Thế nhưng lâunay, chức năng nhiệm vụ ấy đã không được hoàn thành.
Mong sao mãi giữ được vẻ đẹp truyền thông của khu phố cổ
Viphạm xây dựng, trách nhiệm đầu tiên là của người dân. Nhưng công táckiểm tra, giám sát thực hiện quy định của các cơ quan hữu quan đã khôngđược nghiêm chỉnh. Người dân thì bức xúc nơi ăn chốn ở, và thế là họchấp nhận sai để cải tạo chỗ ở của mình, không những thế còn XD nhữngkhách sạn, nhà cao tầng để kinh doanh, kiếm lợi nhuận.
Để“bảo vệ” phố cổ, Hà Nội đã chấp nhận phương án giãn dân. Theo kết quảđiều tra phục vụ cho việc giãn dân khu phố cổ thì có khoảng trên 24.000dân trong diện cần di chuyển. Tiến hành điều tra 953 hộ (trong đó có577 hộ dân đang sống tại các di tích, 63 hộ sống tại các công sở, 14 hộsống tại các trường học, 182 hộ ở các ô phố thí điểm, 117 hộ ở các khuvực phố cổ khác) thì chỉ có khoảng 15,9 % hộ dân đồng ý di chuyển sangkhu đô thị mới Việt Hưng (huyện Gia Lâm).
UBNDquận Hoàn Kiếm đưa ra nhận định rằng có 6 đối tượng ưu tiên di chuyểnkhỏi khu vực phố cổ là các hộ đang sống trong các di tích đã được xếphạng và chưa xếp hạng; các hộ đang sống trong khuôn viên quản lý củacác công sở, trường học; các hộ đang sống trong khu vực cần giải phóngmặt bằng cho các dự án của thành phố và quận; các hộ đang sống trongcông trình có nguy cơ sụp đổ; các hộ sống tại các công trình cần dỡ bỏđể trả lại diện tích công cộng chung cho các số nhà, khu vực nhằm cảithiện môi trường sống và các hộ tự nguyện di dời…
(Theo GĐXH)