Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các nền kinh tế châu Phi “thấm đòn” từ cơn dư chấn khủng hoảng

Bộ trưởng tài chính của Nam Phi, mới đây, nhận định rằng các nền kinh tế châu Phi đã phải hứng chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng toàn cầu đánh dấu bằng sự sụp đổ của đại gia Lehman Brothers vào năm 2008.

 

Theo ông Pravin Gordhan - Bộ trưởng tài chính của Nam Phi, các đối tác thương mại chủ yếu của châu Phi là các bang của khu vực châu Âu. Do đó, cơn dư chấn của cuộc khủng hoảng tại khu vực eurozone đã có ảnh hưởng nặng nề tới các nền kinh tế khu vực này. Ông cũng cho rằng các lãnh đạo châu Âu đã không cân nhắc tới những ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng đến các vùng khác của thế giới.

Các xu hướngbức chế

Theo ông Gordhan, châu Âu đang bức chế tư duy đầu tư. “Khi các lãnh đạo châu Âu không thể đưa ra các quyết định đúng đắn, chúng tôi có quyền rút tiền của mình đặt vào những nơi trú ẩn an toàn. Điều này có một tác động lớn tới nền kinh tế của chúng tôi và tính bất ổn của các đồng tiền tệ của chúng tôi là không đáng kể. Một mặt, họ không có khả năng quản lý chính mình và mặt khác họ cũng không thể đảm bảo rằng họ sẽ không gây ảnh hưởng xấu tới các vùng khác trên thế giới”, ông Gordhan phát biểu trong chương trình Business Daily của đài BBC World Service.

Nhu cầu sụt giảm

Trong khi đó, Bộ trưởng tài chính Nigeria Ngozi Okonjo-Iweala cho rằng khủng hoảng toàn cầu đang chuyển thành sự bất ổn về giá hàng hóa và sản phẩm cũng như sự bất ổn trong thị trường cổ phiếu và tiền tệ. “Nhu cầu về các sản phẩm của Nigeria từ Mỹ và châu Âu chiếm tới 60% mặc dù quốc gia này đang cố gắng đa dạng hóa các thị trường của họ”, bà cho biết. Mỗi khi đề cập tới các nền kinh tế châu Phi, bà Ngozi Okonjo-Iweala đều mở đầu những bình luận có tham chiếu tới các vấn đề đang xảy ra toàn cầu. Bà khẳng định “Điều cần được nhận ra khi các quyết định này được thực hiện tại châu Âu là cách chúng tôi có thể thúc đẩy thế giới các quốc gia đang phát triển”.

Hoán đổi vai trò

Theo ông Gordhan, các quốc gia phát triển đang oằn mình trong khó khăn sẽ kéo theo các quốc gia khác. Ông nói “Tất cả các nền kinh tế của chúng tôi đang lao đao, bất kể chúng tôi ở Braxin, Ấn Độ hay Trung Quốc hay bất kỳ nơi đâu. Đó là hậu quả lan truyền trước tình trạng chung của toàn cầu”.

Bà Okonjo-Iweala lại đưa ra quan điểm rằng các nền kinh tế phát triển có thể đánh giá và rút ra bài học từ các công việc mà các quốc gia đang phát triển đã thực hiện và giải thích cho lý do tại sao các nền kinh tế này đang phát triển và tăng trưởng bền vững. Bà khẳng định “Đó là do nhiều trong số các nền kinh tế của chúng tôi, thậm chí tại châu Phi đã trải qua các thời kỳ khó khăn mà chính các quốc gia phát triển hiện đang trải qua. Chúng tôi đã rút ra bài học xương máu về cách quản lý các nền kinh tế của chúng tôi để tạo ra tăng trưởng bền vững. Châu Phi đã học được cách giữ các mức nợ ở phạm vi có thể chống đỡ được và dứt khoát trong nhiệm vụ quản lý nền kinh tế vĩ mô”. Theo bà, có những bài học rất hữu ích mà các nền kinh tế phát triển cần phải học hỏi từ các nền kinh tế đang phát triển.
 
Bùi Huyền //Diễn Đàn Doanh Nghiệp

  • Nam Phi có sáng kiến mới chống săn bắn tê giác
  • Sự trỗi dậy ngọt ngào của châu Phi
  • Châu Phi: Nghèo đói trên núi vàng
  • Châu Phi bắt đầu 'ớn' đầu tư Trung Quốc?
  • Mỹ Latin bùng nổ trong khủng hoảng
  • Đổ xô đến châu Phi kinh doanh rượu bia
  • Trung Quốc muốn gì ở châu Phi?
  • Trung Quốc xây “thành phố ma” giữa lòng châu Phi
  • Đột nhập 'nhà máy sản xuất trẻ em'
  • 80 trẻ em Somalia tử vong do dịch tả
  • Libya “xóa sổ” tiền giấy in hình ông Gaddafi
  • Tiền đầu tư của Libya đang nằm ở đâu?
  • Lybia: Nóng dần cuộc chạy đua của các công ty dầu
  • Nạn đói hoành hành ở Somalia
  • Châu Phi sẽ cạnh tranh xuất khẩu gạo với châu Á
  • Cảnh báo tình trạng thất thoát lương thực ở châu Phi