Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

2. Hệ thống chính sách thương mại Hoa Kỳ

  Chính sách phân biệt đối xử các nước và nhóm nước:

Trong chính sách đối ngoại, Hoa Kỳ chia các nước thành nhiều nhóm khác nhau như: nhóm T (nhóm kinh tế thị trường), nhóm X (nhóm các nước XHCN cũ), nhóm Z (nhóm các nước bị Mỹ cấm vận) và có chính sách đối xử khác nhau thể hiện trong Biểu thuế của họ. Thông tin này có thể tìm kiếm trong các websites: và .

Biểu thuế HTS của Hoa Kỳ có 2 cột thể hiện hai chính sách khác nhau của họ đối với các nước có quan hệ bình thường và chưa bình thường với họ:

+ Cột 1, có hai loai thuế suất: tối huệ quốc và ưu đãi. Thuế tối huệ quốc dành cho các nước nhóm T gồm các nước thành viên WTO và các nước đã có NTR (có quan hệ bình thường) với Mỹ. Thuế ưu đãi dành cho các nước có thoả thuận ưu đãi với Mỹ như : NAFTA, Nhóm Caribê (CBI), ADEAN, Israel...và thuế GSP dành cho các nước kém và đang phát triển theo UNCTAD quy định.

+ Cột 2, thuế không tối huệ quốc: cao hơn nhiều lần so với tối huệ quốc, dành cho các nước không có thoả thuận về tối huệ quốc vơi Mỹ gồm: Các nước thuộc diện cấm vận (Cu Ba, Bắc Triều Tiên, Iraq, Libi), các nước chưa có tối huệ quốc của Mỹ như: Việt Nam, Lào.

Sau đây là các ký hiệu về các loai thuế suất trong Biểu thuế Hoa Kỳ mà thực chất là sự đối xử khác nhau của Hoa Kỳ với các nước và nhóm nước khác nhau trong thương mại :

A=Generalized System of Preferences (GSP)

A*=Certain countries excluded from eligibility for that HTS subheading

A+=Only imports from least-developed beneficiary developing countries eligible for GSP under that subheading

B=Automotive Products Trade Act (APTA)

C=Agreement on Trade in Civil Aircraft

CA=NAFTA for Canada

E=Caribbean Basin Initiative (CBI)

E*=Certain countries or products excluded from CBI eligibility

IL=Israel Special Rate

J=Andean Trade Preference Act (ATPA)

J*=Certain countries or products excluded from ATPA eligibility

K=Agreement on Trade in Pharmaceutical Products

L=Uruguay Round Concessions on Intermediate Chemicals for Dyes

MX=NAFTA for Mexico
 

Các cơ quan Chính Phủ liên quan đến các chính sách thương mại.

Cơ quan hành pháp của Tổng thống và các cơ quan lập pháp của Quốc hội là những người thiết kế ra các đường lối và chính sách có vai trò chủ chốt trong việc quản lý mọi hoạt động thương mại tại Hoa Kỳ.

Các cơ quan sau đây được giao các nhiệm vụ quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực :
 

Văn phòng Tổng Thống (Nhà trắng) có : (nháy chuột vào địa chỉ Internet để vào website).


1. Hội đồng cố vấn của Tổng Thống về kinh tế cố vấn cho TTg Hoa Kỳ các vấn đề liên quan đến kinh tế.


2. Đại diện Thương mại Hoa Kỳ : chuyên giúp TTg trong vấn đề đàm phán thương mại với nước ngoài.


Các bộ ngành:


3. Bộ Nông nghiệp Department of Agriculture (USDA) ; Phụ trách về các vấn đề nông nghiệp và phát triển nông thôn, thúc đẩy xuất khẩu nông sản Hoa Kỳ, đưa ra các biện pháp bảo hộ nông sản Hoa Kỳ, lập các chương trình nông nghiệp, an toàn thực phẩm, bảo vệ giống cây con, tín dụng nông nghiệp.


4. Bộ Thương mại  Department of Commerce (DOC) : thực hiện các cam kết thương mại quốc tế của Hoa Kỳ, quản lý các chính sách thương mại quốc tế và quốc nội, kiểm soát các chính sách xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ, thống kê và cung cấp thông tin về thương mại, xúc tiến thương mại, cung cấp dịch vụ thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong buôn bán quốc tế, đo lường, bằng sáng chế phát minh, bản quyền tác giả, đo lường, khí tượng thuỷ văn .


5. Bộ Quốc Phòng Department of Defense (DOD) : kiểm soát xuất nhập khẩu vũ khí đạn dược.


6. Bộ Giáo dục Department of Education: trao đổi giáo dục quốc tế.


7. Bộ Năng lượng Department of Energy: quản lý các chính sách về hạt nhân, môi trường.


8. Bộ Y tế  Department of Health and Human Services (HHS): quản lý các chính sách y tế và sức khoẻ toàn dân, an toàn thực phẩm, an toàn tiêu dùng, vệ sinh dịch tễ, bảo vệ động thực vật.


9. Bộ Nhà ở và phát triển nông thôn Department of Housing and Urban Development (HUD) 


10  Bộ Nội Vụ Department of the Interior (DOI): bảo vệ các loài động thực vật hoang dã.


11  Bộ Tư Pháp Department of Justice (DOJ): bảo đảm tính thực thi của pháp luật.


12  Bộ Lao động Department of Labor (DOL): bảo đảm vấn đề an toàn lao động và quản lý nhân lực quốc gia.


13  Bộ Ngoại giao Department of State (DOS): kiểm soát xuất khẩu vũ khí, công nghệ cao, lãnh sự và các chính sách đối ngoại, viện trợ nước ngoài.


14. Bộ Giao thông vận tải Department of Transportation (DOT): đảm bảo an toàn giao thông, hàng siêu trường siêu trọng.


15. Bộ Tài chính Department of the Treasury: hoạch định và giám sát các chính sách tài chính, các chính sách hải quan, thuế, kiểm soát tài sản nước ngoài, buôn bán rượu bia và thuốc lá.


Chức năng chi tiết của một số bộ ngành chủ chốt trong lĩnh vực thương mại quốc tế xem trong Phần 2. mục 5: Chức năng thương mại của Chính phủ.


Danh sách và địa chỉ đầy đủ của các cơ quan Chính Phủ nêu trong phần cuối cùng của sổ này.

 

  • Hệ thống phân phối, bán buôn, bán lẻ ở Hoa Kỳ (1): Hệ thống phân phối
  • Hệ thống phân phối, bán buôn, bán lẻ ở Hoa Kỳ (2): Hệ thống bán buôn
  • Hệ thống phân phối, bán buôn, bán lẻ ở Hoa Kỳ (3): Hệ thống bán lẻ
  • Thông tin cần biết về thị trường Hoa Kỳ
  • 2. Hệ thống chính sách thương mại Hoa Kỳ
  • 3. Quy mô thị trường Hoa Kỳ (1)
  • 3. Quy mô thị trường Hoa Kỳ (2)
  • 4. Hệ thống thị trường Hoa Kỳ
  • 5. Bán hàng cho các nguồn trung gian đặt hàng
  • 6. Các nguồn thông tin thương mại
  • 7. Khai thác các nguồn thông tin thương mại
  • Phần 2: Hệ thống luật thương mại Hoa Kỳ
  • 2. Những văn bản lập pháp chủ yếu đánh dấu các giai đoạn hình thành ra các chính sách thương mại quan trọng của Hoa Kỳ
  • 3. Tóm tắt một số luật thương mại quan trọng của Hoa Kỳ (1)
  • 3. Tóm tắt một số luật thương mại quan trọng của Hoa Kỳ (2)